Thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân sau khi phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi đặc điểm nhận dạng như thế nào?
Sau khi phẫu thuật thẩm mỹ có bắt buộc phải đổi thẻ Căn cước công dân gắn chip không?
Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 về nội dung thẻ Căn cước công dân gắn chip được đổi trong các trường hợp sau đây:
Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
- Các trường hợp đến tuổi phải đổi thẻ căn cước công dân;
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
- Xác định lại giới tính, quê quán;
- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
- Khi công dân có yêu cầu.
và Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất thẻ Căn cước công dân;
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014 quy định nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân
* Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
- Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
- Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân.
Đối chiếu quy định trên, theo thông tin bạn cung cấp nếu bạn phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi đặc điểm nhận dạng thì bạn phải thực hiện đổi Căn cước công dân gắn chíp mà không cần phải đợi đủ tuổi mới đổi thẻ.
Thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân sau khi phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi đặc điểm nhận dạng như thế nào?(Hình internet)
Thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân sau khi phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi đặc điểm nhận dạng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định trình tự thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân gắn chip như sau:
*Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
- Bước 1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
- Bước 2. Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân:
+ Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng;
+ Thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung;
+ In phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên;
+ Thu lệ phí theo quy định;
+ Cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
- Bước 3. Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
- Bước 4. Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).
- Bước 5. Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
- Bước 6. Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
+ Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.
Như vậy, khi phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi đặc điểm nhận dạng thì trình tự thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân gắn chip được thực hiện quy định nêu trên.
Thời hạn sử dụng thẻ căn cước công dân hiện nay bao lâu?
Căn cứ quy định tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 về Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
- Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi phải đổi thẻ thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Như vậy, theo nội dung quy định nêu trên, khi đến độ tuổi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi thì người dân cần phải thực hiện đổi thẻ căn cước công dân mới.
Theo đó, thời hạn sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp được xác định là thời gian còn lại từ lúc công dân thực hiện thủ tục cấp CCCD gắn chíp đến lúc đủ độ tuổi phải đổi CCCD theo quy định.
- Cụ thể, trong 02 năm trước khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi, nếu đi làm CCCD mới thì thẻ này sẽ có giá trị tiếp đến mốc tuổi đổi thẻ tiếp theo.
+ Ví dụ: Bạn An sinh năm 2002, làm căn cước công dân năm 2022 (khi 20 tuổi). Do đó, thời hạn sử dụng của thẻ CCCD đến lần cấp đổi tiếp theo là 05 năm (đến năm bạn An đủ 25 tuổi).
Như vậy, thời hạn sử dụng của thẻ CCCD được xác định là vào năm 2027 (cụ thể là ngày tháng sinh của bạn An vào năm 2027). Ví dụ: bạn An sinh ngày 02/6/2022 thì hạn sử dụng là ngày 02/6/2027.
Bên cạnh đó, theo quy định hiện nay thì thẻ căn cước công dân được cấp khi công dân đủ 60 tuổi thì sẽ có giá trị sử dụng suốt đời trừ trường hợp phải đổi, phải cấp lại thẻ CCCD.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?