Thủ tục đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện như thế nào?
Thủ tục đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện như sau:
Doanh nghiệp bảo hiểm, phải đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm xe cơ giới, trừ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trước khi triển khai.
Bước 1: Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Trường hợp thay đổi phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm hoặc thay đổi quy tắc, điều kiện, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm làm ảnh hưởng tới phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm:
Bước 1: Doanh nghiệp bảo hiểm nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đăng ký sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm.
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận việc sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Thủ tục đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện như thế nào?
Hồ sơ đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm
...
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản tóm tắt các quyền lợi bảo hiểm và điều khoản loại trừ của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai;
c) Tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm bao gồm tối thiểu các thông tin về công thức, phương pháp và cơ sở tính phí bảo hiểm; các khoản phí tính cho khách hàng đối với sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm hưu trí. Tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn.
Theo như quy định trên, hồ sơ đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm
- Bản tóm tắt các quyền lợi bảo hiểm và điều khoản loại trừ của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai
- Tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm bao gồm tối thiểu các thông tin về công thức, phương pháp và cơ sở tính phí bảo hiểm; các khoản phí tính cho khách hàng đối với sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm hưu trí. Tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn.
Hồ sơ đăng ký sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm
...
4. Trường hợp thay đổi phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm hoặc thay đổi quy tắc, điều kiện, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm làm ảnh hưởng tới phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đăng ký sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu kỹ thuật giải trình các nội dung sửa đổi, bổ sung có xác nhận của chuyên gia tính toán.
Theo như quy định trên, hồ sơ đăng ký sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
- Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm.
- Tài liệu kỹ thuật giải trình các nội dung sửa đổi, bổ sung có xác nhận của chuyên gia tính toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách mới nhất? Tải về mẫu phiếu?
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?