Thủ tục công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mới nhất năm 2023 được thực hiện như thế nào?

Tôi muốn hỏi thủ tục công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mới nhất năm 2023 được thực hiện như thế nào? -câu hỏi của anh L.N.H (Đồng Tháp).

Thủ tục công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mới nhất năm 2023 được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục 3 Phần B ban hành kèm theo Quyết định 2344/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định thủ tục công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mới nhất năm 2023 được thực hiện như sau:

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Đơn vị cấp xã lập hồ sơ đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện kiểm tra công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xoá mù chữ.

- Bước 2: Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét hồ sơ và kiểm tra đơn vị cấp xã.

- Bước 3: Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận đạt chuẩn phổcập giáo dục, xoá mù chữ đối với xã nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định 20/2014/NĐ-CP.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc dịch vụ bưu chính.

Thủ tục công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mới nhất năm 2023 đươc thực hiện như thế nào?

Thủ tục công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mới nhất năm 2023 được thực hiện như thế nào?

Thành phần hồ sơ công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mới nhất năm 2023 gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Mục 3 Phần B ban hành kèm theo Quyết định 2344/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định thành phần hồ sơ công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mới nhất năm 2023 gồm:

Hồ sơ công nhận phổ cập giáo dục, xóa mù chữ:

- Phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

- Sổ theo dõi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

- Danh sách trẻ em hoàn thành chương trình giáo dục mầm non (đối với phổcập giáo dục mầm non); danh sách học sinh hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học (đối với phổ cập giáo dục tiểu học; danh sách học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, danh sách học sinh có chứng chỉ nghề (đối với phổ cập giáo dục trung học cơ sở); danh sách học viên được công nhận biết chữ theo các mức độ (đối với xóa mù chữ) theo đúng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 26 Nghị định 20/2014/NĐ-CP.

Hồ sơ đề nghị công nhận xã đạt chuẩn bao gồm:

- Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ kèm theo các biểu thống kê;

- Biên bản tự kiểm tra phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ.

Tiêu chuẩn công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mới nhất năm 2023 là gì?

Căn cứ theo quy định tại Mục 3 Phần B ban hành kèm theo Quyết định 2344/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định tiêu chuẩn công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mới nhất năm 2023 như sau:

(1) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

- Hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.

- Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đến lớp đạt ít nhất 95%; đối với xã có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%;

- Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 85%; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%. b) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học

- Đối với cá nhân: Hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.

- Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 90%; .

- Tỷ lệ trẻ em đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.

- Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1;

- Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt ít nhất 95%;

(2) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở

- Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.

- Đối với cá nhân: Được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 và tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1;

- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.

- Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sởmức độ 1;

- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.

- Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2

- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 95%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%;

- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.

(3) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ

- Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1: Hoàn thành giai đoạn 1 chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn thành lớp 3 chương trình giáo dục tiểu học.

- Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 2: Hoàn thành giai đoạn 2 chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.

- Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 25 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1.

- Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2.

Phổ cập giáo dục Tải trọn bộ các quy định về Phổ cập giáo dục hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phổ cập giáo dục cơ sở mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở phải đảm bảo các điều kiện nào?
Pháp luật
Ba mẹ có trách nhiệm phổ cập giáo dục cho con cái không? Ba mẹ không cho con đi học có bị xử lý không?
Pháp luật
Việc phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc và xóa mù chữ, giáo dục hòa nhập hiện nay được pháp luật quy định ra sao? Các hoạt động giáo dục được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trẻ em bao nhiêu tuổi thuộc diện được phổ cập giáo dục mầm non và phổ cập giáo dục tiểu học theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Hồ sơ công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đối với từng cấp tỉnh, huyện, xã gồm những thành phần cụ thể nào?
Pháp luật
Những đối tượng nào thực hiện phổ cập giáo dục? Trách nhiệm thực hiện phổ cập giáo dục được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tài khoản sử dụng Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục xóa mù chữ của cấp tỉnh do cơ quan nào cấp?
Pháp luật
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học khi thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thực hiện chính sách về phổ cập giáo dục cho thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi thông qua biện pháp nào?
Pháp luật
Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở sẽ được hướng dẫn phát triển theo hướng nào? Việc phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục sẽ ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phổ cập giáo dục
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,143 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phổ cập giáo dục
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào