Thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng cao mới nhất 2023? Hồ sơ đề nghị công nhận gồm những gì?
Thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng cao mới nhất 2023 được thực hiện theo trình tự nào?
Căn cứ Quyết định 2466/QĐ-BNN-VP năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng cao được quy định Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2466/QĐ-BNN-VP năm 2023.
Cụ thể, trình thực thực hiện như sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ đề nghị công nhận
Tổ chức đầu mối của vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã) lập hồ sơ đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT).
Theo 02 cách thức: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
(1) Trường hợp hồ sơ hợp lệ
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở NN&PTNT kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về tính hợp lệ của hồ sơ.
- Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo cho tổ chức đề nghị công nhận, Sở NN&PTNT tổ chức thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
(2) Trường hợp phải bổ sung, sửa đổi hồ sơ
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở NN&PTNT kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về tính hợp lệ của hồ sơ.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo, Tổ chức đầu mối của vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoàn thiện hồ sơ nộp về Sở NN&PTNT.
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở NN&PTNT tổ chức thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ phải thực hiện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ: 65 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng cao mới nhất 2023? Hồ sơ đề nghị công nhận gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng cao gồm những gì?
Căn cứ tiểu mục c Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2466/QĐ-BNN-VP năm 2023.
Hồ sơ đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng cao bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
- Thuyết minh vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 2 Quyết định 66/2015/QĐ-TTg.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng cao là gì?
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng cao được thực hiện theo nội dung được quy định tại tiểu mục i Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2466/QĐ-BNN-VP năm 2023.
Cụ thể:
- Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị; có tổ chức đầu mối của vùng là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong vùng ký hợp đồng thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp của vùng;
- Sản phẩm sản xuất trong vùng là sản phẩm hàng hóa có lợi thế của vùng, tập trung vào các nhóm sản phẩm sau:
+ Giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu vượt trội;
+ Sản phẩm nông lâm thủy sản có giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế cao; chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc quốc gia (Viet GAP).
- Công nghệ ứng dụng là các công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống và phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; công nghệ thâm canh, siêu thâm canh, chế biến sâu nâng cao giá trị gia tăng; công nghệ tự động hóa, bán tự động; công nghệ thông tin, viễn thám, thân thiện môi trường. Công nghệ ứng dụng trên quy mô công nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị của sản phẩm và tăng năng suất lao động;
- Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là vùng chuyên canh, diện tích liền vùng, liền thửa trong địa giới hành chính một tỉnh, có điều kiện tự nhiên thích hợp, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh về giao thông, thuỷ lợi, điện, thuận lợi cho sản xuất hàng hóa, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp của ngành và địa phương;
- Đối tượng sản xuất và quy mô vùng:
+ Sản xuất hoa diện tích tối thiểu là 50 ha;
+ Sản xuất rau an toàn diện tích tối thiểu là 100 ha;
+ Sản xuất giống lúa diện tích tối thiểu là 100 ha;
+ Nhân giống và sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu diện tích tối thiểu là 5 ha;
+ Cây ăn quả lâu năm diện tích tối thiểu là 300 ha;
+ Cây công nghiệp lâu năm (Chè, cà phê, hồ tiêu) diện tích tối thiểu là 300 ha;
+ Thủy sản: Sản xuất giống diện tích tối thiểu là 20 ha; nuôi thương phẩm diện tích tối thiểu là 200 ha;
+ Chăn nuôi bò sữa số lượng tối thiểu là 10.000 con/năm; bò thịt tối thiểu 20.000 con/năm;
+ Chăn nuôi lợn thịt số lượng tối thiểu là 40.000 con/năm; lợn giống (lợn nái) tối thiểu 2.000 con/năm;
+ Chăn nuôi gia cầm số lượng tối thiểu là 50.000 con/lứa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?