Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục từ ngày 20/11/2024 như thế nào?
Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục từ ngày 20/11/2024 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 56 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục như sau:
(1) Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở hoạt động giáo dục; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học phổ thông hoạt động giáo dục.
(2) Hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP);
- Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường với thời hạn tối thiểu 05 năm;
- Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh; tài chính và tài sản của nhà trường; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường.
(3) Trình tự thực hiện:
- Nhà trường gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 56 Nghị định 125/2024/NĐ-CP qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo (nếu là trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở) hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu là trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học phổ thông);
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường trong trường hợp hồ sơ hợp lệ;
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế điều kiện hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc nội trú; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 55 Nghị định 125/2024/NĐ-CP;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường và nêu rõ lý do.
Quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục từ ngày 20/11/2024 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Điều kiện cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục là gì?
Căn cứ theo Điều 55 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục như sau:
Trường phổ thông dân tộc nội trú được cho phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 27 Nghị định 125/2024/NĐ-CP và các điều kiện sau đây:
- Có khu nội trú có diện tích sử dụng tối thiểu 06 m2/học sinh.
- Có phòng ở nội trú, nhà bếp, nhà ăn cho học sinh và các trang thiết bị kèm theo; nhà công vụ cho giáo viên.
- Có nhà sinh hoạt, giáo dục văn hóa dân tộc với các thiết bị kèm theo.
- Có phòng học và thiết bị giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, nghề truyền thống của các dân tộc phù hợp với địa phương.
Thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú như thế nào?
Căn cứ theo Điều 54 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú như sau:
(1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú.
(2) Hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị thành lập trường (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP );
- Đề án thành lập trường (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP).
(3) Trình tự thực hiện:
- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng đề án thành lập trường; lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Nghị định 125/2024/NĐ-CP trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét các điều kiện thành lập trường tại hồ sơ; nếu đủ điều kiện thì quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho các cơ quan có liên quan và nêu rõ lý do.
Quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào? Quân đội nhân dân được quy định thế nào?
- Nghị quyết 44-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới được triển khai thực hiện theo Kế hoạch 1625/KH-STNMT ra sao?
- Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị công nhận đảng viên chính thức? Tải về mẫu biên bản họp chi bộ?
- Chung kết Mr World 2024 khi nào? Quy định về hình thức tổ chức cuộc thi người đẹp theo Nghị định 144 2020 ra sao?
- Thủ tục bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm tại cấp tỉnh ra sao?