Thủ tục cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục thực hiện theo Nghị định 125 ra sao?
Thủ tục cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục thực hiện theo Nghị định 125 ra sao?
Căn cứ theo Điều 83 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về thủ tục cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục như sau:
(1) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục.
(2) Hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP);
- Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường với thời hạn tối thiểu 05 năm;
- Đối với trường dành cho người khuyết tật tư thục phải có văn bản pháp lý xác nhận về số tiền do nhà trường đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và phù hợp với quy mô dự kiến tại thời điểm đăng ký hoạt động giáo dục;
- Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh; tài chính và tài sản của nhà trường; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường.
(3) Trình tự thực hiện:
- Nhà trường gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 83 Nghị định 125/2024/NĐ-CP qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường trong trường hợp hồ sơ hợp lệ;
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế điều kiện hoạt động giáo dục của trường; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại Điều 82 Điều 82 Nghị định 125/2024/NĐ-CP;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho trường và nêu rõ lý do.
Quyết định cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thủ tục cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục thực hiện theo Nghị định 125 ra sao? (Hình ảnh Internet)
Điều kiện cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục như thế nào?
Căn cứ theo Điều 82 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục như sau:
Trường dành cho người khuyết tật được cho phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng các điều kiện hoạt động giáo dục tương ứng với từng cấp học theo quy định tại Điều 5, Điều 17, Điều 27 Nghị định 125/2024/NĐ-CP và các điều kiện sau đây:
(1) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định đối với trường dành cho người khuyết tật, phù hợp với phương thức giáo dục người khuyết tật.
(2) Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ số lượng, có phẩm chất, năng lực và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của trường dành cho người khuyết tật, phù hợp với phương thức giáo dục học sinh khuyết tật.
(3) Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm người khuyết tật, gồm:
- Phòng học phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật, phòng chức năng tương ứng để thực hiện các hoạt động của trường;
- Khu nhà ở cho học sinh đối với trường có người khuyết tật nội trú;
- Phương tiện, thiết bị, công cụ sử dụng để đánh giá, can thiệp, dạy học, hướng nghiệp, dạy nghề;
- Tài liệu chuyên môn, tài liệu hỗ trợ bảo đảm thực hiện các hoạt động của trường.
Quyền của người học tại trường dành cho người khuyết tật ra sao?
Căn cứ Điều 83 Luật Giáo dục 2019 quy định về nhiệm vụ và quyền của người học như sau:
- Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
- Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.
- Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.
- Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
- Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.
- Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
- Được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.
- Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học.
- Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.
- Được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết một truyện kể sáng tạo với đề tài tự chọn, phỏng theo một truyện đã đọc hay chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
- Nội dung dữ liệu đất đai phi cấu trúc thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai bao gồm những gì?
- Tín hiệu, yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên theo Nghị định 151 như thế nào?
- Nghị luận văn học là gì? Dàn ý nghị luận văn học chọn lọc, hay nhất? Cách làm nghị luận văn học? Đặc điểm môn Văn GDPT là gì?
- Chức năng bí danh trên ứng dụng nhắn tin là gì? Thông tin cá nhân trên mạng cần được bảo vệ theo 05 nguyên tắc nào?