Thủ tục chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng công lập được thực hiện thế nào? Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục là gì?
- Thủ tục chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng công lập được thực hiện thế nào?
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng công lập là gì?
- Hồ sơ đề nghị thực hiện việc chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng công lập gồm những gì?
- Ai có thẩm quyền quyết định chia, tách, sáp nhập cơ sở trường cao đẳng công lập?
Thủ tục chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng công lập được thực hiện thế nào?
Thủ tục chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng công lập được thực hiện theo khoản 3 tiểu mục I Mục B Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 445/QĐ-LĐTBXH năm 2022.
Cụ thể:
(1) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng lập hồ sơ gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
- Bước 2: Quyết định chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thẩm định hồ sơ chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng và trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định chia, tách, sáp nhập hoặc cho phép chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không quyết định chia, tách, sáp nhập hoặc không cho phép chia, tách, sáp nhập thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
(2) Cách thức thực hiện
Gửi hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp.
(3) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
(4) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng.
(5) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
(6) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định chia, tách, sáp nhập hoặc cho phép chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng.
Thủ tục chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng công lập được thực hiện thế nào? Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục là gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng công lập là gì?
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng công lập được xác định tại điểm 3.10 khoản 3 tiểu mục I Mục B Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 445/QĐ-LĐTBXH năm 2022 như sau:
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động.
- Trường cao đẳng mới được hình thành sau quá trình chia, tách, sáp nhập phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Trường cao đẳng công lập sau chia, tách, sáp nhập phải hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định;
+ Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
Trường hợp địa điểm xây dựng cơ sở vật chất của trường cao đẳng vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực đô thị vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực ngoài đô thị thì thực hiện quy đổi diện tích đất theo tỷ lệ tương ứng giữa đất khu vực đô thị với đất khu vực ngoài đô thị là 1:2;
+ Vốn đầu tư là vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai tối thiểu là 100 (một trăm) tỷ đồng.
Hồ sơ đề nghị thực hiện việc chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng công lập gồm những gì?
Căn cứ điểm 3.3 khoản 3 tiểu mục I Mục B Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 445/QĐ-LĐTBXH năm 2022. Hồ sơ đề nghị thực hiện việc chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng bao gồm:
- Văn bản đề nghị chia, tách, sáp nhập của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Đề án chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Ai có thẩm quyền quyết định chia, tách, sáp nhập cơ sở trường cao đẳng công lập?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 143/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 7 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP như sau:
Chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
...
3. Thẩm quyền chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
a) Người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 7 Nghị định này thì có quyền quyết định chia, tách, sáp nhập hoặc cho phép chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
b) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền quyết định sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp vào trường cao đẳng;
c) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền quyết định sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên vào trường cao đẳng sau khi có ý kiến bằng văn bản đề nghị tổ chức lại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 7 Nghị định 143/2016/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc cơ quan, tổ chức mình.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập trường cao đẳng công lập, cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục.
Như vậy, theo các nội dung quy định nêu trên thì người có thẩm quyền quyết định chia, tách, sáp nhập cơ sở trường cao đẳng công lập là Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?