Thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?
- Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hoạt động trong các trường hợp nào?
- Hồ sơ chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?
- Thủ tục chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?
Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hoạt động trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định các trường hợp chấm dứt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
- Theo đề nghị của doanh nghiệp nước ngoài;
- Khi doanh nghiệp nước ngoài chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi giấy phép;
- Hết thời hạn hoạt động mà không đề nghị gia hạn hoặc không được Bộ Tài chính chấp thuận gia hạn.
Thủ tục chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?
Hồ sơ chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
- Các bằng chứng chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ với người lao động và các nghĩa vụ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam;
- Bản gốc giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam và các quyết định gia hạn giấy phép (nếu có);
- Bản gốc các giấy phép, quyết định khác có liên quan trong quá trình hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
- Văn bản ủy quyền cho một tổ chức tại Việt Nam thay mặt cho doanh nghiệp nước ngoài thực hiện các thủ tục hành chính với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (nếu có).
Thủ tục chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định thủ tục chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
Đối với trường hợp chấm dứt theo đề nghị của doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi giấy phép;
Bước 1: Doanh nghiệp nước ngoài nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) 01 bộ hồ sơ
Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài.
Đối với trường hợp văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động khi hết thời hạn hoạt động mà không đề nghị gia hạn hoặc không được Bộ Tài chính chấp thuận gia hạn.
Bước 1: Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hết thời hạn hoạt động mà không đề nghị gia hạn hoặc không được Bộ Tài chính chấp thuận gia hạn.
Bộ Tài chính có văn bản gửi đến văn phòng đại diện nước ngoài, đồng gửi các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, thông báo về việc văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động kể từ ngày hết hạn Giấy phép và yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện;
Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Tài chính, doanh nghiệp nước ngoài phải nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) 01 bộ hồ sơ
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài;
Bước 4: Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Bộ Tài chính có văn bản thông báo về việc văn phòng đại diện nước ngoài chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện theo ủy quyền phải báo cáo Bộ Tài chính về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ với tổ chức, cá nhân tại Việt Nam kèm theo các tài liệu chứng minh
Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn 01 năm theo quy định tại bước 4 trường hợp chưa hoàn thành các nghĩa vụ với người lao động và tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện theo ủy quyền phải có văn bản báo cáo Bộ Tài chính lý do.
Khi hết thời hạn 05 ngày làm việc nêu trên mà chưa nhận được văn bản báo cáo này, Bộ Tài chính sẽ có công văn gửi cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nơi doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở chính thông báo về việc doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ với tổ chức, cá nhân tại Việt Nam;
Bước 6: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kèm theo tài liệu theo Bước 4, Bộ Tài chính có văn bản xác nhận doanh nghiệp nước ngoài đã hoàn thành thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Lưu ý:
Khi chấm dứt hoạt động, văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện đầy đủ thủ tục và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.
Trường hợp văn phòng đại diện nước ngoài chấm dứt hoạt động do hết thời hạn hoạt động mà không đề nghị gia hạn hoặc không được Bộ Tài chính chấp thuận gia hạn thì doanh nghiệp nước ngoài có trách nhiệm thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ chưa hoàn thành với người lao động và các tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam khi đóng cửa văn phòng đại diện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?