Thủ tục cấp Giấy phép môi trường tại Bộ Tài nguyên và Môi trường mới nhất hiện nay như thế nào?
- Trình tự cấp Giấy phép môi trường tại Bộ Tài nguyên và Môi trường mới nhất hiện nay như thế nào?
- Thành phần hồ sơ và cách thức nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường tại Bộ Tài nguyên và Môi trường ra sao?
- Thời gian giải quyết hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường tại Bộ Tài nguyên và Môi trường là bao lâu?
Trình tự cấp Giấy phép môi trường tại Bộ Tài nguyên và Môi trường mới nhất hiện nay như thế nào?
Căn cứ Quyết định 87/QĐ-BTNMT năm 2022 công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính thay thế; thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trình tự cấp Giấy phép môi trường tại Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện nay được thực hiện theo điểm a khoản 1 tiểu mục I Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-BTNMT năm 2022. Cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo địa chỉ https://dichvucong.monre.gov.vn, Cổng dịch vụ công quốc gia theo địa chỉ https://dichvucong.gov.vn hoặc gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Đối với các dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh: nộp hồ sơ theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
Cơ quan cấp phép xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ, kiểm tra và trả kết quả
- Cơ quan cấp phép thành lập hội đồng thẩm định, tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra theo một trong các trường hợp sau:
+ Đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, không có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất hoặc thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại, đồng thời thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cơ quan cấp phép thành lập hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường, không tổ chức kiểm tra thực tế;
+ Đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường 2020, dự án đầu tư có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất hoặc thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại, cơ quan cấp phép thành lập tổ thẩm định cấp giấy phép môi trường, không tổ chức kiểm tra thực tế;
+ Đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thành lập hội đồng thẩm định, hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức khảo sát thực tế tại khu vực dự kiến triển khai dự án đầu tư;
+ Đối với cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động, cơ quan cấp phép thành lập đoàn kiểm tra và tổ chức kiểm tra thực tế.
- Hội đồng thẩm định, tổ thẩm định thẩm định hồ sơ, đoàn kiểm tra nghiên cứu hồ sơ và khảo sát hoặc kiểm tra thực tế (nếu có) đối với dự án đầu tư, cơ sở.
Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm đủ căn cứ cho việc cấp phép, cơ quan cấp phép có văn bản thông báo cho chủ dự án và nêu rõ các nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung. Cơ quan cấp phép không yêu cầu chủ dự án, cơ sở thực hiện các công việc khác ngoài các nội dung trong văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ này.
- Căn cứ kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định, tổ thẩm định hoặc kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra, cơ quan cấp phép xem xét, cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư, cơ sở trong trường hợp đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường hoặc có văn bản thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường.
Thủ tục cấp Giấy phép môi trường tại Bộ Tài nguyên và Môi trường mới nhất hiện nay như thế nào?
Thành phần hồ sơ và cách thức nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường tại Bộ Tài nguyên và Môi trường ra sao?
Căn cứ điểm c khoản 1 tiểu mục I Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-BTNMT năm 2022, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường tại Bộ Tài nguyên và Môi trường bao gồm:
- 01 bản chính văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở;
- 01 bản chính Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở;
- 01 bản sao Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư (đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường).
Theo đó, tại điểm b khoản 1 tiểu mục I Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-BTNMT năm 2022 có xác định các cách thức nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường tại Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:
- Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của cơ quan cấp phép (bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
+ Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
+ Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
++ Không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;
++ Không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ.
- Gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan cấp phép.
Thời gian giải quyết hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường tại Bộ Tài nguyên và Môi trường là bao lâu?
Căn cứ theo nội dung tại điểm d khoản 1 tiểu mục I Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-BTNMT năm 2022, thời gian giải quyết hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường tại Bộ Tài nguyên và Môi trường được xác định như sau:
- Tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với các trường hợp sau đây:
+ Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;
+ Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
++ Không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;
++ Không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục, quan trắc định kỳ.
(trong đó thời hạn thẩm định hồ sơ, trả kết quả sau khi nhận được hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép môi trường tối đa là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ)
- Tối đa là 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với các trường hợp còn lại.
(trong đó thời hạn thẩm định hồ sơ, trả kết quả sau khi nhận được hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép môi trường tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ)
Lưu ý: Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan cấp phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?