Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong thi công xây dựng theo Quyết định 984?
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong thi công xây dựng theo Quyết định 984?
- Chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng bao gồm những gì?
- Tổ chức công đoàn có quyền, trách nhiệm gì trong công tác an toàn, vệ sinh lao động?
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong thi công xây dựng theo Quyết định 984?
Ngày 22/10/2024, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định 984/QĐ-BXD năm 2024 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Theo đó, tại Mục 1 Phần II Quyết định 984/QĐ-BXD năm 2024 có hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cho các tổ chức thực hiện kiểm định đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng như sau:
Trình tự thực hiện:
- Tổ chức có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gửi hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đến Bộ phận Một cửa của Bộ Xây dựng, địa chỉ số 37 phố Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Xây dựng có trách nhiệm thẩm định và cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Nộp phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính.
Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tuyến, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ phận Một cửa của Bộ Xây dựng.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 04/2023/NĐ-CP.
Tải về Mẫu số 01
+ Bản sao quyết định thành lập đối với đơn vị sự nghiệp;
+ Danh mục thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định theo mẫu theo Phụ lục Ia ban hành kèm theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
Tải về Phụ lục Ia
+ Danh sách kiểm định viên theo Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 140/2018/NĐ-CP.
Tải về Mẫu số 06
+ Một trong các tài liệu sau để chứng minh kinh nghiệm của người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định:
++ Bản sao sổ hoặc tờ rời về tham gia bảo hiểm xã hội;
++ Bản sao hợp đồng lao động;
++ Bản sao biên bản kiểm định kèm theo giấy chứng nhận kết quả kiểm.
Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Lệ phí, phí: Nộp phí thẩm định 15.000.000 đồng (Mười lăm triệu đồng chẵn) theo Thông tư 110/2017/TT-BTC.
*Lưu ý: Theo quy định tại Thông tư 43/2024/TT-BTC, kể từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024 sẽ áp dụng mức thu phí thẩm định bằng 70% mức thu phí quy định tại Điều 1 Thông tư 110/2017/TT-BTC.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức là đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Bảo đảm thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định cho từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định theo yêu cầu tại quy trình kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động;
- Có ít nhất 02 kiểm định viên làm việc theo hợp đồng từ 12 tháng trở lên thuộc tổ chức để thực hiện kiểm định đối với mỗi đối tượng thuộc phạm vi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định;
- Người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định của tổ chức phải có thời gian làm kiểm định viên tối thiểu 02 năm.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong thi công xây dựng theo Quyết định 984? (Hình từ internet)
Chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 10/2021/TT-BXD quy định về chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động như sau:
- Chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình bao gồm:
+ Chi phí lập và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn;
+ Chi phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; chi phí thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị; chi phí thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động;
+ Chi phí trang cấp dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
+ Chi phí cho công tác phòng, chống cháy, nổ;
+ Chi phí phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động; chi phí tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn lao động.
- Chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình nêu trên là một nội dung của chi phí gián tiếp trong chi phí xây dựng của dự toán xây dựng công trình, được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Tổ chức công đoàn có quyền, trách nhiệm gì trong công tác an toàn, vệ sinh lao động?
Căn cứ Điều 9 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 có quy định về quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động như sau:
- Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động.
- Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tham gia xây dựng, hướng dẫn thực hiện, giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy chế, nội quy và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cải thiện điều kiện lao động cho người lao động tại nơi làm việc; tham gia điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, thực hiện các biện pháp khắc phục, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động khi phát hiện nơi làm việc có yếu tố có hại hoặc yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người trong quá trình lao động.
- Vận động người lao động chấp hành quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
- Đại diện tập thể người lao động khởi kiện khi quyền của tập thể người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện khi quyền của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm và được người lao động ủy quyền.
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; kiến nghị các giải pháp chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức phong trào thi đua về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức và hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
- Khen thưởng công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định, của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?