Thủ tục bổ nhiệm chức danh lãnh đạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định như thế nào?
- Thủ tục bổ nhiệm chức danh lãnh đạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng bổ nhiệm như thế nào?
- Thủ tục bổ nhiệm chức danh lãnh đạo cấp phòng thuộc Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?
- Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục bổ nhiệm chức danh lãnh đạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những gì?
Thủ tục bổ nhiệm chức danh lãnh đạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng bổ nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục VI Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 quy định trình tự thực hiện thủ tục bổ nhiệm chức danh lãnh đạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng bổ nhiệm như sau:
- Bước 1: Xin chủ trương bổ nhiệm
+ Thủ trưởng có Tờ trình đề nghị Bộ về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với cán bộ đề nghị bổ nhiệm (kèm theo tóm tắt sơ yếu lý lịch của các cán bộ trong diện quy hoạch hoặc sơ yếu lý lịch của nhân sự nguồn từ nơi khác) trên cơ sở các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và của Bộ về điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ, số lượng cấp phó, nguồn nhân sự và nhu cầu thực tế của công tác lãnh đạo quản lý, đơn vị và sự thống nhất trong tập thể Lãnh đạo và cấp ủy đơn vị.
+ Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách Khối, lĩnh vực để trình Ban cán sự xin chủ trương.
- Bước 2: Đề xuất nhân sự và thực hiện quy trình bổ nhiệm
* Đối với nhân sự là cán bộ quy hoạch của đơn vị: Sau khi có chủ trương của Ban cán sự, đơn vị triển khai thực hiện quy trình:
+ Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 1);
+ Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo "mở rộng" để phát hiện nguồn;
+ Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 2);
+ Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự và lấy ý kiến của cấp ủy đơn vị: Lấy ý kiến của Hội nghị cán bộ chủ chốt (được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt); Tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy đơn vị.
+ Bước 5: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 3)
* Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác (không phải là cán bộ trong quy hoạch của đơn vị nhưng được quy hoạch vào chức danh tương đương)
+ Sau khi có chủ trương của Ban cán sự, tập thể lãnh đạo đơn vị đề xuất nhân sự, báo cáo Ban cán sự hoặc Ban cán sự giới thiệu nhân sự.
+ Sau khi Vụ Tổ chức cán bộ có văn bản thông báo chủ trương của Ban cán sự, các đơn vị triển khai thực hiện: Tập thể lãnh đạo đơn vị (đơn vị nơi đến) thảo luận, thống nhất về chủ trương và chỉ đạo tiến hành một số công việc sau:
Gặp cán bộ được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác; Làm việc, trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị nơi cán bộ đang công tác (đơn vị nơi đi) về nhu cầu bổ nhiệm; lấy văn bản chấp thuận và nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy đối với nhân sự; xác minh lý lịch của cán bộ.
Xin ý kiến của cấp ủy đơn vị.
Tập thể lãnh đạo đơn vị thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín).
Lập hồ sơ báo cáo Ban cán sự (qua Vụ Tổ chức cán bộ).
- Bước 3: Tổng hợp đề nghị của đơn vị và quyết định bổ nhiệm
+ Vụ Tổ chức cán bộ căn cứ đề nghị của đơn vị và ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có) triển khai các công việc: Xem xét, thẩm định hồ sơ theo quy định; Tổng hợp Tờ trình xin ý kiến của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ về công tác cán bộ của các đơn vị mà tổ chức đảng trực thuộc Đảng bộ Bộ; Tổng hợp Tờ trình báo cáo Ban cán sự Đảng Bộ công tác bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo đơn vị thuộc diện Ban cán sự Đảng Bộ quyết định.
- Bước 4: Ký quyết định và công bố quyết định
+ Bộ trưởng ký quyết định bổ nhiệm cán bộ.
+ Tổ chức công bố quyết định.
Thủ tục bổ nhiệm chức danh lãnh đạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục bổ nhiệm chức danh lãnh đạo cấp phòng thuộc Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục VI Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 quy định thủ tục bổ nhiệm chức danh lãnh đạo cấp phòng thuộc Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ như sau:
- Bước 1: Về chủ trương bổ nhiệm
Tập thể lãnh đạo Vụ trao đổi với cấp ủy Vụ về chủ trương bổ nhiệm trên cơ sở nhu cầu về công tác lãnh đạo, quản lý hoặc ý kiến đề nghị của tập thể lãnh đạo Phòng. Sau khi thống nhất về chủ trương, Thủ trưởng đơn vị giao bộ phận tham mưu về công tác cán bộ phối hợp với Phòng triển khai quy trình bổ nhiệm cán bộ.
- Bước 2: Đề xuất nhân sự và thực hiện quy trình bổ nhiệm
* Sau khi có chủ trương bổ nhiệm, Phòng triển khai thực hiện quy trình 05 bước như sau:
+ Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo lần 1
+ Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo "mở rộng"
+ Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 2):
+ Bước 4: Lấy ý kiến công chức, viên chức trong Phòng; Lấy ý kiến của cấp ủy hoặc Chi bộ (nếu không thành lập Chi ủy) của Phòng (nếu có).
+ Bước 5: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 3)
* Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác
+ Đối với trường hợp nhân sự là công chức ngoài Vụ:
Thủ trưởng đơn vị trao đổi với Thủ trưởng đơn vị (nơi cán bộ đi) về nhu cầu bổ nhiệm, tìm hiểu đánh giá về cán bộ và xác minh lý lịch của cán bộ (nếu có).
Căn cứ kết quả làm việc, tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị họp, thống nhất ý kiến về việc tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ. Sau đó, đơn vị có văn bản đề nghị tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị nơi đi cho nhận xét, đánh giá và ý kiến thống nhất bằng văn bản.
Đơn vị tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị tiếp nhận, bổ nhiệm gửi Vụ Tổ chức cán bộ.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ thừa ủy quyền Bộ trưởng ký quyết định điều động cán bộ.
Thủ trưởng đơn vị ký quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ.
+ Đối với nhân sự là công chức trong Vụ nhưng ngoài Phòng:
Lãnh đạo Vụ giao bộ phận tổ chức cán bộ trao đổi chủ trương điều động, bổ nhiệm và lấy nhận xét, đánh giá của Lãnh đạo Phòng và của Chi bộ cơ sở nơi cán bộ sinh hoạt (nếu tổ chức đảng của Vụ là Đảng bộ bộ phận) của nơi cán bộ đi và đến.
Căn cứ kết quả làm việc, tập thể lãnh đạo và cấp ủy Vụ họp, thống nhất ý kiến về việc bổ nhiệm cán bộ.
Bộ phận tham mưu về công tác cán bộ yêu cầu nhân sự hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ trưởng đơn vị ký quyết định bổ nhiệm.
- Bước 3: Ký quyết định bổ nhiệm:
Bộ phân cấp để Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ ký quyết định bổ nhiệm chức danh lãnh đạo cấp Phòng của đơn vị.
Bộ trưởng ủy quyền Vụ trưởng các Vụ ký quyết định bổ nhiệm chức danh lãnh đạo cấp Phòng.
Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục bổ nhiệm chức danh lãnh đạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục VI Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 quy định thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục bổ nhiệm chức danh lãnh đạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm:
Thành phần hồ sơ bổ nhiệm bao gồm:
- Tờ trình đề nghị bổ nhiệm của đơn vị.
- Biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến giới thiệu của các Bước.
- Biên bản các cuộc họp của tập thể lãnh đạo, cấp ủy.
- Ý kiến của cấp ủy đảng cấp trên của tổ chức đảng đơn vị (đối với trường hợp bổ nhiệm nhân sự từ nguồn tại chỗ của đơn vị không sinh hoạt đảng tại Đảng bộ Bộ).
- Hồ sơ của người được đề nghị bổ nhiệm, gồm:
+ 02 Sơ yếu lý lịch theo mẫu 2c-BNV/2008 có dán ảnh 4x6, được đơn vị xác nhận (kèm theo bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học...), Chương trình thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm.
+ Bản kê khai tài sản; giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế có chức năng;
+ Nhận xét, đánh giá của cấp ủy nơi cán bộ đang công tác và Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo đơn vị trong 03 năm gần nhất.
+ Nhận xét của đại diện cấp ủy hoặc địa phương (đối với trường hợp cán bộ chưa là đảng viên) nơi cán bộ cư trú thường xuyên về trách nhiệm công dân của cán bộ và gia đình cán bộ.
+ Kết luận của tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị về tiêu chuẩn chính trị của nhân sự theo Quy định 126-QĐ/TW năm 2018.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?