Thu nhập cán bộ công chức lãnh đạo sau cải cách lương 2024 tăng giảm thế nào? 3 nguồn thu chính từ đâu?
Thu nhập cán bộ công chức lãnh đạo sau cải cách lương 2024 tăng giảm thế nào?
Căn cứ theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, cán bộ công chức là một trong những đối tượng được thực hiện chính sách cải cách tiền lương.
Theo phát biểu bế mạc Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 của Chủ tịch Quốc hội, rất có thể việc cải cách tiền lương sẽ bắt đầu áp dụng từ 1/7/2024.
Về tiền lương, thu nhập, tại khoản 3.1 tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có đề cập như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng,
Có thể thấy, về cơ bản, việc cải cách tiền lương sẽ không làm giảm lương.
Đồng thời, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Đồ Sơn sáng ngày 14/10/2023, Chủ tịch Quốc hội có nêu:
"Dự kiến, sau năm 2024, mỗi năm, mức lương sẽ tăng 5-7% để tiến tới trong thời gian ngắn lương khu vực công ngang bằng với mức lương ở khu vực sản xuất".
Như vậy, dự kiến sau cải cách tiền lương 2024, thu nhập của cán bộ công chức lãnh đạo sẽ tăng 5-7% để tiến tới trong thời gian ngắn lương khu vực công ngang bằng với mức lương ở khu vực sản xuất.
Thu nhập cán bộ công chức lãnh đạo sau cải cách lương 2024 tăng giảm thế nào? 3 nguồn thu chính từ đâu? (Hình từ Internet)
3 nguồn thu chính trong thu nhập cán bộ công chức lãnh đạo khi cải cách là gì?
Tại khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 có quy định về cơ cấu tiền lương mới đối với cán bộ công chức như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Như vậy, 3 nguồn thu chính trong thu nhập cán bộ công chức lãnh đạo khi cải cách bao gồm:
- Lương cơ bản;
- Các khoản phụ cấp;
- Tiền thưởng.
Bảng lương cán bộ công chức lãnh đạo mới theo vị trí việc làm được xây dựng ra sao?
Căn cứ theo Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, cán bộ công chức lãnh đạo khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ được xây dựng bảng lương mới dựa trên vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.
Bảng lương sẽ thay thế cách tính lương cũ, bãi bỏ hệ số lương và lương cơ sở.
Cụ thể, tại khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 quy định:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
- Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc: (1) Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới; (2) Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Như vậy, bảng lương cán bộ công chức lãnh đạo mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo được xây dựng theo các nguyên tắc:
- Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;
- Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp.
Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trọn bộ 11 Phụ lục Nghị định 175 thay thế Nghị định 15 về quản lý hoạt động xây dựng file word?
- Giới thiệu một bộ phim mà em yêu thích? Viết bài văn giới thiệu một bộ phim mà em yêu thích? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Xây dựng Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia từ ngày 1/7/2025 theo Luật Dữ liệu 2024 quy định như thế nào?
- Ngày 26 12 âm là bao nhiêu dương? 26 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 26 tháng Chạp được nghỉ Tết chưa?
- Mức thu lệ phí trước bạ ô tô 2025 là bao nhiêu? Đối tượng nào phải nộp lệ phí trước bạ ô tô?