Thông tư 63 2024 quy định xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt của Cảnh sát giao thông?
- Thông tư 63 2024 quy định xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt của Cảnh sát giao thông?
- Nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt theo Thông tư 63 2024?
- Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông trong kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt theo Thông tư 63/2024 là gì?
Thông tư 63 2024 quy định xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt của Cảnh sát giao thông?
Ngày 12 tháng 11 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 63/2024/TT-BCA quy định công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt của Cảnh sát giao thông.
Tại Điều 1 Thông tư 63/2024/TT-BCA quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:
Thông tư 63/2024/TT-BCA quy định về nguyên tắc, nhiệm vụ, quyền hạn, trang phục, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, nội dung, trình tự kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt của Cảnh sát giao thông.
Thông tư 63/2024/TT-BCA áp dụng đối với:
(1) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ Cảnh sát giao thông (sau đây viết gọn là cán bộ Cảnh sát giao thông) làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt (sau đây viết gọn là kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm); lực lượng khác trong Công an nhân dân có liên quan.
(2) Công an các đơn vị, địa phương.
(3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt của Cảnh sát giao thông.
Thông tư 63 2024 quy định xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt của Cảnh sát giao thông? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt theo Thông tư 63 2024?
Tại Điều 3 Thông tư 63/2024/TT/BCA quy định nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt:
Nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt
1. Tuân thủ quy định của Luật Đường sắt năm 2017, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ được phân công theo quy định, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền ban hành; thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; quy tắc ứng xử và Điều lệnh Công an nhân dân.
3. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt và hành vi vi phạm pháp luật khác theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định.
Theo đó, nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt như sau:
(1) Tuân thủ quy định của Luật Đường sắt năm 2017, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ được phân công theo quy định, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền ban hành; thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; quy tắc ứng xử và Điều lệnh Công an nhân dân.
(3) Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt và hành vi vi phạm pháp luật khác theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định.
Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông trong kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt theo Thông tư 63/2024 là gì?
Tại Điều 4 Thông tư 63/2024/TT/BCA quy định về nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông trong kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt như sau:
(1) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền ban hành.
(2) Kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt trong phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.
(3) Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt, vi phạm pháp luật khác và bảo đảm an ninh, trật tự theo quy định; phối hợp với cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
(4) Phối hợp điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
(5) Trực tiếp, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường sắt. Tham gia phòng, chống khủng bố, chống biểu tình gây rối; phòng, chống dịch bệnh, thiên tai; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn và cứu hộ trên các tuyến giao thông đường sắt theo quy định.
(6) Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt.
(7) Giúp đỡ, hỗ trợ người tham gia giao thông đường sắt khi cần thiết.
(8) Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm thực hiện các nhiệm vụ:
- Phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời;
- Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và chấp hành pháp luật về giao thông đường sắt.
(9) Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Thông tư 63/2024/TT/BCA có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?