Thông tư 37/2023/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới có nội dung như thế nào?
- Thông tư 37/2023/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới điều chỉnh vấn đề gì và đối tượng áp dụng ra sao?
- Các giấy tờ mà phương tiện vận tải qua lại biên giới phải có và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu bao gồm những gì?
- Thông tư 37/2023/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới có hiệu lực khi nào?
Thông tư 37/2023/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới điều chỉnh vấn đề gì và đối tượng áp dụng ra sao?
Căn cứ tại Điều 1, Điều 2 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT có nêu rõ phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư 37/2023/TT-BGTVT quy định về phương tiện vận tải, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, danh sách cửa khẩu và tuyến đường vận tải thực hiện hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định đa phương ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng và Campuchia - Lào - Việt Nam, khuôn khổ hiệp định song phương với Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Đối tượng áp dụng
Thông tư 37/2023/TT-BGTVT áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải bằng đường bộ qua biên giới giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định đa phương ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng và Campuchia - Lào - Việt Nam, khuôn khổ hiệp định song phương với Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Thông tư 37/2023/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như thế nào? (Hình từ Internet)
Các giấy tờ mà phương tiện vận tải qua lại biên giới phải có và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT có nêu rõ như sau:
Quy định đối với phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải bao gồm:
a) Phương tiện vận tải hành khách là xe ô tô khách được đăng ký trong lãnh thổ của một Bên ký kết để chuyên chở hành khách;
b) Phương tiện vận tải hàng hóa là xe cơ giới đường bộ được đăng ký trong lãnh thổ của một Bên ký kết để chuyên chở hàng hóa và phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Các Bên ký kết công nhận Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải đường bộ qua biên giới được cấp bởi các Bên ký kết kia.
3. Phương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải dán vào phía sau xe ký hiệu phân biệt quốc gia và dán lên kính chắn gió phù hiệu phương tiện vận tải qua biên giới ASEAN được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép liên vận của các nước ASEAN. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho xe cơ giới của mỗi Bên ký kết như sau:
a) Vương quốc Brunei: BRU;
b) Vương quốc Campuchia: KH;
c) Cộng hòa Indonesia: RI;
d) Liên bang Malaysia: MAL;
đ) Cộng hòa Philippines: RP;
e) Cộng hòa Singapore: SGP;
g) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: LAO;
h) Liên bang Myanmar: MYA;
i) Vương quốc Thái Lan: T;
k) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN.
4. Phạm vi hoạt động của phương tiện vận tải
a) Phương tiện vận tải được cấp Giấy phép liên vận ASEAN thực hiện vận tải hàng hóa theo các cặp cửa khẩu và tuyến đường quy định tại Điều 7 của Thông tư này;
b) Phương tiện vận tải được cấp Giấy phép liên vận ASEAN thực hiện vận tải hành khách theo các cặp cửa khẩu và tuyến đường quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
5. Phương tiện vận tải qua lại biên giới phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
a) Giấy chứng nhận đăng ký xe;
b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Giấy phép liên vận ASEAN;
d) Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN (bản sao có chứng thực hoặc công chứng);
đ) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba;
e) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập;
g) Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách theo tuyến cố định theo mẫu quy định tại Phụ lục IV hoặc Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách hợp đồng và vận tải khách du lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này hoặc Phiếu gửi hàng đối với phương tiện vận tải hàng hóa;
h) Chứng từ quá cảnh hải quan cho hàng hóa đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh.
6. Các giấy tờ quy định tại khoản 5 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.
Theo đó, các giấy tờ mà phương tiện vận tải qua lại biên giới phải có và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký xe;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
- Giấy phép liên vận ASEAN;
- Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN (bản sao có chứng thực hoặc công chứng);
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba;
- Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập;
- Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách theo tuyến cố định theo mẫu quy định tại Phụ lục IV hoặc Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách hợp đồng và vận tải khách du lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BGTVT hoặc Phiếu gửi hàng đối với phương tiện vận tải hàng hóa;
- Chứng từ quá cảnh hải quan cho hàng hóa đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh.
Thông tư 37/2023/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới có hiệu lực khi nào?
Căn cứ tại Điều 29 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT có nêu rõ hiệu lực văn bản như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2024.
2. Thông tư này thay thế các Thông tư:
a) Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Thông tư số 29/2020/TT-BGTVT ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Thông tư số 26/2021/TT- BGTVT ngày 29 tháng 11năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;
b) Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào;
c) Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia; Thông tư số 47/2019/TT-BGTVT ngày 28 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia;
d) Thông tư số 63/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định hướng dẫn thực hiện một số điều của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ; Thông tư số 20/2020/TT-BGTVT ngày 17 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2013/TT- BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vận tải đường bộ;
....
Theo đó, Thông tư 37/2023/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?