Thông tư 15/2023/TT-BNV hướng dẫn thi hành Luật Thi đua khen thưởng đối với ngành Nội vụ ra sao?
Đối tượng áp dụng của Thông tư 15/2023/TT-BNV hướng dẫn thi hành Luật Thi đua khen thưởng đối với ngành Nội vụ là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BNV hướng dẫn thi hành Luật Thi đua khen thưởng đối với ngành Nội vụ quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định chi tiết thi hành khoản 4 Điều 24; khoản 3 Điều 26; khoản 3 Điều 27; khoản 3 Điều 28; khoản 6 Điều 74; khoản 2 Điều 75; khoản 6 Điều 84 của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022.
2. Thông tư này áp dụng đối với tập thể, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, ngành Nội vụ và các tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của Bộ, ngành Nội vụ.
Theo như quy định trên, Thông tư 15/2023/TT-BNV hướng dẫn thi hành Luật Thi đua khen thưởng đối với ngành Nội vụ áp dụng đối với tập thể, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, ngành Nội vụ và các tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của Bộ, ngành Nội vụ.
Thông tư 15/2023/TT-BNV hướng dẫn thi hành Luật Thi đua khen thưởng đối với ngành Nội vụ ra sao? (Hình từ internet)
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến ngành Nội vụ là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 15/2023/TT-BNV có nêu rõ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” như sau:
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”
1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng hàng năm cho cá nhân các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022.
2. Cá nhân được cấp có thẩm quyền cử tham gia các khóa học tập, đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này được tính để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
3. Thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định được tính để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
4. Đối với cá nhân chuyển công tác về Bộ Nội vụ trong năm xét khen thưởng, cơ quan đề xuất bình xét khen thưởng cho cá nhân đó có trách nhiệm xin ý kiến nhận xét của cơ quan nơi công tác trước khi chuyển về Bộ Nội vụ nếu cá nhân có thời gian công tác ở cơ quan đó từ 06 tháng trở lên.
5. Trường hợp cá nhân được điều động, biệt phái đến làm việc tại Bộ Nội vụ thì việc bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” do cơ quan, đơn vị điều động, biệt phái thực hiện. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động, biệt phái có trách nhiệm cho ý kiến nhận xét về việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị và thực hiện các nhiệm vụ được giao trong thời gian điều động, biệt phái tại Bộ Nội vụ.
6. Không bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Có thời gian tuyển dụng hoặc đang làm hợp đồng lao động dưới 06 tháng.
b) Nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này).
c) Cá nhân đang trong thời gian xem xét thi hành kỷ luật hoặc điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh làm rõ.
Theo đó, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” được thực hiện theo quy định trên.
Tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen của Bộ Nội vụ là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 15/2023/TT-BNV có nêu rõ tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen của Bộ Nội vụ như sau:
- Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ tặng Giấy khen cho cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
+ Có phẩm chất đạo đức tốt; giữ gìn đoàn kết nội bộ; gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nội quy, Quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; tích cực tham gia các phong trào thi đua do cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện và phát động.
+ Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ tặng Giấy khen cho tập thể thuộc thẩm quyền quản lý đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
+ Nội bộ đoàn kết, không có đơn thư khiếu nại, tố cáo; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua.
+ Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
+ Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với các thành viên trong tập thể.
Hiệu lực thi hành của Thông tư 15/2023/TT-BNV là khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 15/2023/TT-BNV có nêu rõ hiệu lực thi hành của Thông tư 15/2023/TT-BNV như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các văn bản mới ban hành.
Theo như quy định trên, Thông tư 15/2023/TT-BNV hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng đối với ngành Nội vụ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?