Thống nhất duy trì 02 mô hình của tổ chức hành nghề công chứng tại Dự án Luật Công chứng (sửa đổi) theo chỉ đạo mới nhất của Chính phủ đúng không?
Thống nhất duy trì 02 mô hình của tổ chức hành nghề công chứng tại Dự án Luật Công chứng (sửa đổi) theo chỉ đạo mới nhất của Chính phủ đúng không?
Ngày 29/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2024 để thảo luận đối với 5 nội dung, trong đó có 3 dự án luật gồm: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Luật Công chứng (sửa đổi); và 2 đề nghị xây dựng luật gồm: Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Ngày 09/02/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 22/NQ-CP phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 01 năm 2024.
Đối với Dự án Luật Công chứng (sửa đổi), Chính phủ đánh giá cao Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng, trình Chính phủ dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Chính phủ cơ bản thống nhất phạm vi điều chỉnh và các nội dung cơ bản của dự thảo Luật.
Cụ thể, Chính phủ có yêu cầu nội dung cụ thể sau về xây dựng Dự án Luật Công chứng (sửa đổi):
...
Về tổ chức hành nghề công chứng: Chính phủ thống nhất việc duy trì 02 mô hình: Phòng công chứng (đơn vị sự nghiệp công lập) và Văn phòng công chứng. Tuy nhiên, yêu cầu cần tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa của Đảng trong lĩnh vực này, chỉ thành lập Phòng công chứng ở những địa bàn không có Văn phòng công chứng, bảo đảm số lượng và phân bổ hợp lý các Văn phòng công chứng tại từng địa bàn nhằm phục vụ hoạt động công chứng giao dịch của người dân, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý của các giao dịch dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhân dân; hành nghề công chứng là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, dự thảo Luật phải quy định rõ điều kiện thành lập Văn phòng công chứng, không quy định các nội dung, thủ tục mang tính “xin - cho”, tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này, nhưng phải bảo đảm nhu cầu quản lý nhà nước về hoạt động này với tính chất là ngành, nghề bổ trợ tư pháp; Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu quy định Đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng, thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan về nội dung này;
...
Như vậy, tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 01 năm 2024, về cơ bản Chính phủ đã thống nhất tiếp tục duy trì mô hình tổ chức hành nghề công chứng như hiện hành bao gồm: Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
Bên cạnh đó, việc tiếp tục duy trì mô hình tổ chức hành nghề công chứng cần đảm bảo tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa của Đảng trong lĩnh vực này, chỉ thành lập Phòng công chứng ở những địa bàn không có Văn phòng công chứng, bảo đảm số lượng và phân bổ hợp lý các Văn phòng công chứng tại từng địa bàn. Dự thảo Luật phải quy định rõ điều kiện thành lập Văn phòng công chứng, không quy định các nội dung, thủ tục mang tính “xin - cho”, tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này, nhưng phải bảo đảm nhu cầu quản lý nhà nước về hoạt động này với tính chất là ngành, nghề bổ trợ tư pháp.
Thống nhất duy trì 02 mô hình của tổ chức hành nghề công chứng tại Dự án Luật Công chứng (sửa đổi) theo chỉ đạo mới nhất của Chính phủ đúng không? (Hình từ Internet)
Dự án Luật Công chứng (sửa đổi) khi nào được trình Quốc hội thông qua?
Căn cứ theo nội dung tại Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 do Quốc hội ban hành tại Nghị quyết 89/2023/QH15 thì Dự án Luật Công chứng (sửa đổi) sẽ có quy trình như sau:
Tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024), trình Quốc hội cho ý kiến Luật Công chứng (sửa đổi).
Tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), trình Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi).
Như vậy, nếu không có gì thay đổi thì theo dự kiến vào tháng 10/2024 dự án Luật Công chứng (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thông qua.
Văn phòng công chứng và phòng công chứng có gì khác nhau?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Công chứng 2014 có nội dung:
Phòng công chứng
1. Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
2. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.
...
Tại Điều 22 Luật Công chứng 2014 sửa đổi tại khoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023 quy định về văn phòng công chứng như sau:
Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
3. Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
...
Như vậy, so sánh hai quy định trên có thể thấy giữa phòng công chứng và văn phòng công chứng có nhiều sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, có thể dựa trên những điểm khác biệt nổi trội sau để phân biệt phòng công chứng và văn phòng công chứng:
(1) Về tư cách chủ thể:
Phòng công chứng được quy định là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Trong khi đó, văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động dưới loại hình doanh nghiệp là công ty hợp danh theo quy định của pháp luật công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
(2) Về tên gọi
Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.
Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Tham khảo Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) mới nhất tại đây Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?