Thời lượng giáo dục cấp trung học phổ thông trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là bao nhiêu?
Thời lượng giáo dục cấp trung học phổ thông trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Chương trình giao dục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ thời lượng giáo dục cấp trung học phổ thông như sau:
Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đồng thời tại cũng có nêu rõ nội dung các môn giáo dục trung học phổ thông như sau:
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn:
- Nhóm môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật.
- Nhóm môn khoa học tự nhiên: Vật lí, Hoá học, Sinh học.
- Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật).
Học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học.
Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Thời lượng giáo dục cấp trung học phổ thông trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là bao nhiêu?
Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học sinh THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học sinh THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:
(1) Yêu nước
- Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
- Tự giác thực hiện và vận động người khác thực hiện các quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hoá.
- Đấu tranh với các âm mưu, hành động xâm phạm lãnh thổ, biên giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia bằng thái độ và việc làm phù hợp với lứa tuổi, với quy định của pháp luật.
- Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
(2) Nhân ái
Yêu quý mọi người
- Quan tâm đến mối quan hệ hài hoà với những người khác.
- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Chủ động, tích cực vận động người khác tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng.
Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người
- Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hoá cá nhân.
- Có ý thức học hỏi các nền văn hoá trên thế giới.
- Cảm thông, độ lượng với những hành vi, thái độ có lỗi của người khác.
(3) Chăm chỉ
Ham học
- Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập.
- Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập
Chăm làm
- Tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia các công việc phục vụ cộng đồng.
- Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong lao động.
- Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
(4) Trung thực
- Nhận thức và hành động theo lẽ phải.
- Sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, điều tốt.
-Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống, các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật
(5) Trách nhiệm
Có trách nhiệm với bản thân
- Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân.
- Có ý thức sử dụng tiền hợp lí khi ăn uống, mua sắm đồ dùng học tập, sinh hoạt.
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân
Có trách nhiệm với gia đình
- Có ý thức làm tròn bổn phận với người thân và gia đình.
- Quan tâm bàn bạc với người thân, xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lí trong gia đình.
Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội
- Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động công ích.
- Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật.
- Đánh giá được hành vi chấp hành kỉ luật, pháp luật của bản thân và người khác; đấu tranh phê bình các hành vi vô kỉ luật, vi phạm pháp luật.
Có trách nhiệm với môi trường sống
- Hiểu rõ ý nghĩa của tiết kiệm đối với sự phát triển bền vững; có ý thức tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; đấu tranh ngăn chặn các hành vi sử dụng bừa bãi, lãng phí vật dụng, tài nguyên.
- Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Yêu cầu cần đạt được của năng lực tự chủ và tự học của học sinh cấp THPT là gì?
Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu cần đạt được của năng lực tự chủ và tự học của học sinh cấp THPT như sau:
- Tự lực:
Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; biết giúp đỡ người sống ỷ lại vươn lên để có lối sống tự lực.
- Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng:
Biết khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp với đạo đức và pháp luật.
- Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình
+ Đánh giá được những ưu điểm và hạn chế về tình cảm, cảm xúc của bản thân; tự tin, lạc quan.
+ Biết tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của bản thân; luôn bình tĩnh và có cách cư xử đúng.
+ Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và đời sống.
+ Biết tránh các tệ nạn xã hội
- Thích ứng với cuộc sống:
+ Điều chỉnh được hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm của cá nhân cần cho hoạt động mới, môi trường sống mới.
+ Thay đổi được cách tư duy, cách biểu hiện thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu mới, hoàn cảnh mới
- Định hướng nghề nghiệp:
+ Nhận thức được cá tính và giá trị sống của bản thân.
+ Nắm được những thông tin chính về thị trường lao động, về yêu cầu và triển vọng của các ngành nghề.
+ Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân
- Tự học, tự hoàn thiện:
+ Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế.
+ Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.
+ Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học.
+ Biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?