Thời gian tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 là bao lâu? Những điểm nào cần chú ý trong Tháng hành động về ATVSLĐ?

Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động được phát động như thế nào trong năm 2022? Bởi vì tôi khá là quan tâm tới nội dung này, đặc biệt là việc tổ chức thực hiện như thế nào?

Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 được phát động với chủ đề “Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”, theo đó ổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn 52/HD-TLĐ về tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2022 trong các cấp công đoàn, nội dung của Hướng dẫn được triển khai như sau:

Mục đích và yêu cầu trong công tác tổ chức tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2022 là gì?

Theo Mục I Hướng dẫn 52/HD-TLĐ năm 2022 thì mục đích và yêu cầu được quy định như sau:

(1) Mục đích

- Nhằm nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ cho người lao động (NLĐ), Người sử dụng lao động (NSDLĐ) thông qua các hoạt động thông tin, tuyên truyền, chương trình hành động cụ thể về ATVSLĐ; đẩy mạnh thực hiện kiểm soát các nguy cơ, rủi ro và biện pháp cải thiện điều kiện làm việc; chăm sóc sức khỏe người lao động, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Thúc đẩy công tác phối hợp giữa công đoàn các cấp với các cơ quan chức năng, chính quyền đồng cấp và NSDLĐ trong việc triển khai các chương trình, hành động cụ thể để phòng ngừa TNLĐ, BNN; cải thiện điều kiện lao động, phát động thi đua, đẩy mạnh phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ, góp phần xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc.

(2) Yêu cầu

- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ đảm bảo thiết thực hiệu quả có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện lao động, sản xuất của địa phương, đơn vị, doanh nghiệp và tình hình dịch bệnh COVID-19. Thu hút sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan truyền thông, doanh nghiệp và NLĐ.

- Gắn hoạt động Tháng hành động về ATVSLĐ với Tháng Công nhân nhằm đem lại nhiều quyền lợi, lợi ích cho đoàn viên, NLĐ.

Thời gian tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 là bao lâu? Những điểm nhấn nào cần chú ý trong Tháng hành động về ATVSLĐ?

Thời gian tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 là bao lâu? Những điểm nhấn nào cần chú ý trong Tháng hành động về ATVSLĐ?

Thời gian và phạm vi triển khai tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2022 như thế nào?

Theo Mục III Hướng dẫn 52/HD-TLĐ năm 2022 thì thời gian và phạm vi triển khai được quy định như sau:

- Thời gian tổ chức: Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 31/5/2022.

- Phạm vi triển khai: Tất cả các cấp công đoàn trên toàn quốc.

Nội dung tổ chức công tác tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2022 bao gồm những gì?

Tại Mục IV Hướng dẫn 52/HD-TLĐ năm 2022 nội dung tổ chức công tác tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2022 gồm có:

(1) Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022

a) Tại Trung ương

* Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2022 được tổ chức theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương.

- Thời gian dự kiến: Sáng ngày 28/4/2022 (thứ Năm)

- Địa điểm: Tổ chức tại Hà Nội.

b) Tại các ngành, địa phương

- Căn cứ điều kiện thực tế của ngành, địa phương, Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn ban hành Kế hoạch về tổ chức các hoạt động hưởng ứng cụ thể, thiết thực phù hợp với chủ đề, nội dung Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2022.

- Tăng cường phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2022 đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

(2) Các hoạt động truyền thông về ATVSLĐ

Đổi mới và tăng cường các hoạt động truyền thông về ATVSLĐ cả trực tiếp và trực tuyến tới các cấp công đoàn, đoàn viên, người lao động; xây dựng, phát hành các ấn phẩm, tài liệu, cảnh báo, sổ tay, tờ rơi, hướng dẫn về chủ đề, nội dung triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022; đa dạng hóa nhiều hình thức thông tin, truyền thông phù hợp trên nhiều kênh, phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là hệ thống báo chí công đoàn, các trang thông tin điện tử, các fanpage, facebook của công đoàn các cấp, ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, điện thoại thông minh, hệ thống các đài phát thanh quận, huyện, xã, phường, doanh nghiệp.

(3) Đẩy mạnh các phong trào thi đua và nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ

- Phát động phong trào thi đua về ATVSLĐ, phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ; phong trào tự cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, cụ thể hóa thành các phong trào thi đua phù hợp với điều kiện của địa phương, ngành, doanh nghiệp qua đó thúc đẩy sự tham gia của NSDLĐ và NLĐ trong việc bảo đảm ATVSLĐ.

- Đẩy mạnh việc phát triển về số lượng, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở các cơ sở sản xuất. Tổ chức tập huấn kiến thức về ATVSLĐ và kỹ năng, phương pháp hoạt động cho mạng lưới an toàn vệ sinh viên.

- Tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời đoàn viên, NLĐ có các sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo đảm ATVSLĐ đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo.

- Tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, quan tâm tạo điều kiện cho đội ngũ an toàn vệ sinh viên tại cơ sở.

- Tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TLĐ ngày 03/3/2017 về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” trong tình hình mới và 5 năm thực hiện Nghị quyết số 10c/NQ-BCH ngày 12/01/2017 về “Nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ của tổ chức công đoàn trong tình hình mới” (TLĐ có kế hoạch sơ kết riêng).

(4) Các hoạt động giám sát, phối hợp kiểm tra, thanh tra về ATVSLĐ

- Chỉ đạo các công đoàn cơ sở tăng cường phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động tự kiểm tra, rà soát nội quy, quy trình ATVSLĐ trong các phân xưởng, tổ, đội theo quy định.

- Chủ động đề xuất phối hợp với các sở, ban, ngành trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát ATVSLĐ, tập trung vào một số ngành, nghề, lĩnh vực có nhiều nguy cơ TNLĐ, BNN như xây dựng, điện, khai khoáng, hóa chất, cơ khí, làm việc trong không gian hạn chế; việc sử dụng, kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, đo kiểm môi trường lao động, công tác huấn luyện về ATVSLĐ; công tác khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ nhất là NLĐ mắc COVID-19; tăng cường kiểm tra, giám sát doanh nghiệp trong việc đánh giá nguy cơ rủi ro mất ATVSLĐ và phương án phòng chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc.

(5) Tổ chức các hoạt động, sự kiện chuyên đề về ATVSLĐ hướng vào chủ đề, nội dung của Tháng hành động

- Tổ chức các hoạt động hướng dẫn, tư vấn cụ thể về kỹ năng, quy trình làm việc an toàn, các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của NSDLĐ và NLĐ trong công tác ATVSLĐ; chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp, người lao động khi tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ công đoàn, an toàn vệ sinh viên, người lao động nhận diện, đánh giá nguy cơ rủi ro, cải thiện điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh trong các doanh nghiệp, cơ sở, tổ, đội, phân xưởng, nhà máy các công trình xây dựng, giao thông nơi đông người qua lại, các trung tâm thương mại về đảm bảo an toàn trong lao động, sản xuất và phòng, chống dịch bệnh COVID-19; chủ động trong công tác phòng ngừa, huấn luyện kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh tăng cường tổ chức các hoạt động tập huấn, huấn luyện chuyên đề về ATVSLĐ cho nhân viên y tế trong phòng chống dịch.

- Tổ chức các hoạt động có sự tham gia của phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia, người sử dụng lao động, người lao động, an toàn vệ sinh viên như: Tọa đàm, đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm, mô hình điển hình về ATVSLĐ; tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về ATVSLĐ.

- Tổ chức Hội thảo chuyên đề góp ý sửa đổi bổ sung Luật ATVSLĐ.

- Tổ chức hội thi về ATVSLĐ, An toàn vệ sinh viên giỏi, đa dạng hóa các hình thức thi như: Thi viết, thi online tìm hiểu về ATVSLĐ...

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám bệnh nghề nghiệp cho NLĐ.

- Tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, NLĐ bị nhiễm COVID-19 có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Các đơn vị tổ chức thực hiện được quy định ra sao?

Các đơn vị tổ chức thực hiện được đề cập tại Mục V Hướng dẫn 52/HD-TLĐ năm 2022 được quy định như sau:

(1) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Xây dựng Hướng dẫn tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ trong các cấp công đoàn và Kế hoạch triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ của Tổng Liên đoàn.

- Thực hiện việc tư vấn, giải đáp chính sách, pháp luật cho đoàn viên, người lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động; Hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 của các cấp công đoàn.

- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2022.

- Tổ chức thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, công nhân lao động bị COVID-19, có hoàn cảnh khó khăn.

(2) Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn

- Căn cứ Hướng dẫn này và điều kiện thực tế của ngành, địa phương chỉ đạo các cấp công đoàn thuộc phạm vi quản lý tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động hưởng ứng cụ thể, thiết thực phù hợp với chủ đề, nội dung Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2022.

- Bố trí kinh phí tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ đảm bảo thiết thực, phù hợp với điều kiện của ngành, địa phương.

- Tổng hợp báo cáo và số liệu (phụ lục 2 đính kèm) kết quả tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ về Tổng Liên đoàn (qua Ban Quan hệ Lao động) trước ngày 15/6/2022.

(3) Các cơ quan báo chí công đoàn

- Mở chuyên mục, đăng tải thông tin tuyên truyền, phản ánh các hoạt động Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và các cấp công đoàn trước, trong và sau tháng Tháng hành động; phổ biến, nhân rộng các gương điển hình thực hiện tốt công tác ATVSLĐ và phong trào "Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” cũng như phản ánh các thực trạng mất ATVSLĐ.

- Thông tin về các nguyên nhân, sự cố TNLĐ, BNN và chia sẻ rộng rãi các sáng kiến, ứng dụng công nghệ thông tin cải thiện điều kiện lao động; chia sẻ, lan tỏa các sáng kiến của tổ chức, cá nhân điển hình trong công tác đảm bảo ATVSLĐ.

- Tuyên truyền các gương CNLĐ bị TNLĐ vượt khó trong lao động sản xuất, phổ biến nhân rộng các gương điển hình thực hiện tốt phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”.

(4) Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng vàng, Báo Lao động

Tham mưu, chuẩn bị quà cho Ban Chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương và Lãnh đạo Tổng Liên đoàn đi thăm một số nạn nhân, gia đình nạn nhân bị TNLĐ, BNN có hoàn cảnh khó khăn.

Căn cứ Hướng dẫn của Tổng Liên đoàn, đề nghị các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn xây dựng Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo thiết thực và hiệu quả.

Chi tiết liên hệ đồng chí Tô Thị Lĩnh, điện thoại: 024.39425450 (số máy lẻ 141) - 0983.619.859; email: minhlinh.1951979@gmail.com./.

An toàn vệ sinh lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn vệ sinh lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người làm công việc hàn cắt kim loại có phải là đối tượng bắt buộc tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không?
Pháp luật
Người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động phải tham gia huấn luyện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong bao lâu?
Pháp luật
NSDLĐ có trách nhiệm gì trong khi xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng?
Pháp luật
Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động tham gia huấn luyện có được hỗ trợ chi phí không?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động có bắt buộc phải có bản chính bằng tốt nghiệp đại học?
Pháp luật
Có sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng thì phải xử lý theo phương án nào?
Pháp luật
Hộ kinh doanh chế tác các sản phẩm trang trí bằng kim loại có bắt buộc phải đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn và vệ sinh lao động không?
Pháp luật
Chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 theo yêu cầu của Thủ tướng chính phủ ra sao?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất, kinh doanh những ngành nghề, lĩnh vực nào phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở?
Pháp luật
Đáp án cuộc thi công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn vệ sinh lao động
2,556 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn vệ sinh lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào