Thời gian thăng quân hàm sĩ quan dự bị là bao lâu? Chế độ bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị năm 2022?
Chế độ bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị như thế nào?
Căn cứ Điều 41 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (khoản 1, khoản 3 Điều này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019) quy định bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị như sau:
- Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, học viên tốt nghiệp đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm thiếu úy sĩ quan dự bị;
- Cán bộ, công chức tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị thì căn cứ vào chức vụ được bổ nhiệm trong các đơn vị dự bị động viên, kết quả học tập, rèn luyện và mức lương đang hưởng để xét phong cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị tương xứng;
- Căn cứ vào nhu cầu biên chế, tiêu chuẩn chức vụ của sĩ quan, kết quả học tập quân sự và thành tích phục vụ quốc phòng, sĩ quan dự bị được bổ nhiệm chức vụ trong các đơn vị dự bị động viên hoặc giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã được thăng cấp bậc quân hàm tương xứng với chức vụ đảm nhiệm.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chức vụ tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với sĩ quan dự bị đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã;
- Thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị dài hơn 2 năm so với thời hạn của mỗi cấp bậc quân hàm sĩ quan tại ngũ quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
- Sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thì căn cứ vào tiêu chuẩn, quy định cấp bậc quân hàm của chức vụ được bổ nhiệm, cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị hiện tại và thời hạn xét thăng quân hàm để xét thăng cấp bậc quân hàm tương xứng.
Thời gian thăng quân hàm sĩ quan dự bị là bao lâu? Chế độ bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị? (Hình từ internet)
Căn cứ tính thời gian xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị?
Căn cứ để tính thời gian thăng quân hàm sĩ quan dự bị là thời hạn của mỗi cấp bậc quân hàm sĩ quan tại ngũ. Theo đó, Thời gian thăng quân hàm sĩ quan dự bị dài hơn 2 năm so với thời hạn của mỗi cấp bậc quân hàm sĩ quan tại ngũ.
Căn cứ Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) quy định thời hạn của mỗi cấp bậc quân hàm sĩ quan tại ngũ như sau:
Thiếu úy lên Trung úy | 2 năm |
Trung úy lên Thượng úy | 3 năm |
Thượng Úy lên Đại úy | 3 năm |
Đại úy lên Thiếu tá | 4 năm |
Thiếu tá lên Trung tá | 4 năm |
Trung tá lên thượng tá | 4 năm |
Thượng tá lên Đại tá | 4 năm |
- Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
- Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
- Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
- Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
- Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
Do đó, dựa vào thời gian trên chỉ cần cộng thêm 2 năm sẽ ra thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị.
Quyền lợi và trách nhiệm của sĩ quan dự bị?
Căn cứ Điều 42 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định quyền lợi của sĩ quan dự bị như sau:
- Đăng ký, chịu sự quản lý của chính quyền và cơ quan quân sự địa phương nơi cư trú hoặc công tác và đơn vị dự bị động viên;
- Tham gia các lớp huấn luyện, tập trung kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong lực lượng dự bị động viên;
- Vào phục vụ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này.
Căn cứ Điều 43 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định trách nhiệm của sĩ quan dự bị như sau:
- Được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y và được hưởng các chế độ khác do Chính phủ quy định; được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích;
- Sĩ quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ trong thời bình, khi hết thời hạn được trở về cơ quan hoặc địa phương trước khi nhập ngũ và tiếp tục phục vụ trong ngạch dự bị; trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ tiêu chuẩn thì được chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?