Thời gian khai giảng khóa học lớp bồi dưỡng ngạch Kế toán viên, Kế toán chính năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh là khi nào?
Thời gian khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch Kế toán viên, Kế toán chính năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh là khi nào?
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục 3 Kế hoạch 673/KH-SNV năm 2023 hướng dẫn như sau:
NỘI DUNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
1. Nội dung:
Chương trình bồi dưỡng Kế toán viên và Kế toán viên chính theo quy định của Bộ Tài chính
2. Thời lượng của chương trình
- Chương trình Kế toán viên: 8 tuần, tương đương 320 tiết.
- Chương trình Kế toán viên chính: 6 tuần tương đương 240 tiết. 3. Thời gian học
Dự kiến các lớp khai giảng từ tháng 4 năm 2023, thời gian học như sau: - Lớp trong giờ hành chính: 02 ngày trong tuần (thứ 3 - thứ 5 hoặc thứ 4 - thứ 6). - Lớp 01 ngày trong giờ hành chính và 01 ngày ngoài giờ hành chính (thứ 7). 4. Hình thức và địa điểm:
Theo Thông báo nhập học.
5. Số lượng:
Các cơ quan, đơn vị căn cứ nhu cầu của cơ quan, đơn vị lập danh sách công chức, viên chức tham dự (xếp theo thứ tự ưu tiên) gửi về Sở Nội vụ.
Trên cơ sở nhu cầu và chỉ tiêu đào tạo, Sở Nội vụ sẽ thông báo danh sách công chức, viên chức chính thức tham dự khóa học.
Như vậy theo quy định trên thời gian dự kiến khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch Kế toán viên, Kế toán chính năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 4 năm 2023.
Thời gian khai giảng khóa học lớp bồi dưỡng ngạch Kế toán viên, Kế toán chính năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)
Lớp học bồi dưỡng ngạch Kế toán viên, Kế toán chính năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh dành cho đối tượng nào?
Căn cứ tại Mục II Kế hoạch 673/KH-SNV năm 2023 hướng dẫn lớp học bồi dưỡng ngạch Kế toán viên, Kế toán chính năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh dành cho đối tượng sau:
- Chương trình Kế toán viên:
+ Công chức, viên chức thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước đang giữ ngạch/chức danh nghề nghiệp Chuyên viên hoặc tương đương nhưng chưa được chuyển ngạch/chức danh nghề nghiệp Kế toán viên do thiếu chứng chỉ bồi dưỡng Kế toán viên.
+ Công chức, viên chức đang giữ ngạch/chức danh nghề nghiệp, Kế toán viên trung cấp đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn (về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và trình độ đào tạo, bồi dưỡng) thi nâng ngạch, thăng hạng lên Kế toán viên.
- Chương trình Kế toán viên chính:
+ Công chức, viên chức thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán đang giữ ngạch/chức danh nghề nghiệp Kế toán viên chính hoặc tương đương nhưng chưa tham gia bồi dưỡng chương trình ngạch Kế toán viên chính;
+ Công chức, viên chức đang giữ ngạch/chức danh nghề nghiệp Kế toán viên đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn (về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và trình độ đào tạo, bồi dưỡng) thi nâng ngạch, thăng hạng lên Kế toán viên chính.
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 36/2018/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BTC) quy định về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức như sau:
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành; kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức; đóng góp của cán bộ, công chức; tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức đóng góp, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm theo quy định của pháp luật.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên được bố trí kinh phí từ dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm, nguồn thu hoạt động sự nghiệp, nguồn thu khác (nếu có) theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được bố trí kinh phí từ dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm, nguồn thu hoạt động sự nghiệp, nguồn thu khác (nếu có) và Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, kinh phí do đơn vị tự đảm bảo từ các nguồn tài chính của đơn vị; từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và các nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có) theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Trường hợp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức theo các Chương trình, Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì nguồn kinh phí thực hiện theo các Chương trình, Đề án đó.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động bố trí từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí khác để hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với các đối tượng khác áp dụng Thông tư này do cá nhân, nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị và các nguồn kinh phí hợp pháp khác bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Thông tư 06/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 20/03/2023.
Xem toàn bộ Kế hoạch 673/KH-SNV năm 2023: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?