Thời gian công bố điểm chuẩn vào 10 Kiên Giang 2024 khi nào? Điểm trúng tuyển nguyện vọng sau xét như thế nào?
Thời gian công bố điểm chuẩn vào 10 Kiên Giang năm 2024?
Căn cứ Mục 1 Phần IX Công văn 1033/SGDĐT-GDPT&GDTX năm 2024 của Sở GDĐT tỉnh Kiên Giang Tải về hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 Năm học 2024-2025 như sau:
Như vậy, trước ngày 5/7/2024 các trường tổ chức xét tuyển theo chỉ tiêu được giao trình Sở GDĐT phê duyệt kết quả trúng tuyển.
Phụ huynh và học sinh có thể tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 tỉnh Kiên Giang năm học 2024-2025 Tại đây
Thời gian công bố điểm chuẩn vào 10 Kiên Giang 2024 khi nào? Điểm trúng tuyển nguyện vọng sau xét như thế nào? (Hình từ Internet)
Điểm trúng tuyển nguyện vọng sau phải cao hơn điểm chuẩn xét tuyển nguyện vọng 1 bao nhiêu điểm?
Căn cứ theo quy định tại Mục 3 Phần VI Công văn 1033/SGDĐT-GDPT&GDTX năm 2024 của Sở GDĐT tỉnh Kiên Giang hướng dẫn Tổng điểm xét tuyển và nguyên tắc xét tuyển như sau:
3.1. Đối với lớp 10 THPT ở trường công lập và lớp 10 THPT chuyên:
- Tổng điểm xét tuyển = Tổng điểm thi tuyển + điểm ưu tiên (nếu có).
- Đối với xét tuyển vào lớp 10 THPT chuyên: Chỉ xét tuyển đối với thí sinh tham gia thi tuyển đủ các bài thi quy định, không vi phạm quy chế trong kỳ thi tuyển sinh và từng bài thi có điểm lớn hơn 2 (hai); có đăng ký nguyện vọng qua hệ thống tuyển sinh.
- Đối với xét tuyển vào lớp 10 THPT và lớp 10 phổ thông DTNT:
+ Chỉ xét tuyển đối với thí sinh tham gia thi tuyển đủ các bài thi quy định; không vi phạm quy chế trong kỳ thi tuyển sinh; từng bài thi có điểm lớn hơn 1 (một) đối với thi lớp 10 THPT công lập; lớn hơn 0 (không) đối với học sinh thuộc vùng tuyển sinh của trường DTNT THPT; có đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào trường qua hệ thống tuyển sinh (nguyện vọng 1 hoặc nguyện vọng 2).
+ Căn cứ số lượng học sinh tốt nghiệp THCS trong địa bàn tuyển sinh, các trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tỷ lệ học sinh trúng tuyển theo từng nguyện vọng, đảm bảo có tỷ lệ dự phòng cho học sinh thi điểm cao nhưng không trúng tuyển nguyện vọng 1 được tham gia xét tuyển nguyện vọng khác (nguyện vọng đã đăng ký trên hệ thống). Đối với trường thuộc địa bàn có đông đồng bào dân tộc cần xác định chỉ tiêu dự phòng cho học sinh của các trường DTNT THCS tuyển sinh nguyện vọng 2.
- Điểm trúng tuyển nguyện vọng sau phải cao hơn điểm chuẩn xét tuyển nguyện vọng 1 của trường đó 1,0 điểm và được lấy từ cao xuống thấp theo số lượng tuyển sinh được phê duyệt.
- Không sử dụng kết quả trong kỳ thi vào lớp 10 THPT chuyên và kết quả trong các kỳ thi tuyển sinh của tỉnh khác làm kết quả xét tuyển vào lớp 10 THPT của các trường công lập.
Theo đó, điểm trúng tuyển nguyện vọng sau phải cao hơn điểm chuẩn xét tuyển nguyện vọng 1 của trường đó 1,0 điểm và được lấy từ cao xuống thấp theo số lượng tuyển sinh được phê duyệt.
Thủ tục nhập học đối với thí sinh trúng tuyển ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT (có cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Lập kế hoạch tuyển sinh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm các nội dung chính sau: địa bàn, phương thức, đối tượng, chế độ ưu tiên, tổ chức công tác tuyển sinh trung học phổ thông.
Riêng đối với những địa phương chọn phương thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển cần có thêm các nội dung sau:
a) Môn thi, ra đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài, hệ số điểm bài thi, điểm cộng thêm;
b) Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng ra đề thi, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo bài thi; công tác ra đề thi, sao in, gửi đề thi.
2. Hướng dẫn công tác tuyển sinh cho các phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông.
3. Ra quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh; quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường trung học phổ thông. Tiếp nhận hồ sơ của các hội đồng tuyển sinh, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
5. Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, đột xuất về công tác tuyển sinh với ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm lập kế hoạch tuyển sinh lớp 10, thủ tục nhập học lớp 10 sẽ tùy thuộc vào kế hoạch tuyển sinh của từng sở giáo dục.
Tuy nhiên, thủ tục nhập học lớp 10 cơ bản có những bước sau:
Bước 1: Xem kết quả cũng như điểm chuẩn và điểm thi tại các trường THPT mà mình đăng ký nguyện vọng.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ nhập học. (Lưu ý: chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ trước ngày làm thủ tục nhập học ít nhất 1 tuần)
Bước 4: Phụ huynh, học sinh tiến hành làm thủ tục nhập học tại trường theo danh sách trúng tuyển.
Bước 5: Nhận lớp, nhận giáo viên chủ nhiệm và chuẩn bị các công tác cho năm học mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?