Thị thực thăm thân có được cấp cho người nước ngoài là vợ của người nước ngoài có thị thực ký hiệu NN3 hay không?
Thị thực thăm thân có được cấp cho người nước ngoài là vợ của người nước ngoài có thị thực ký hiệu NN3?
Thị thực thăm thân là loại visa cấp cho người nước ngoài có người thân là người nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam bảo lãnh với mục đích về Việt Nam thăm người thân và gia đình.
Căn cứ khoản 18 Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi bởi điểm h khoản 3 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019) quy định như sau:
Ký hiệu thị thực
...
18. TT - Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
Theo đó, người nước ngoài là vợ của người nước ngoài có thị thực ký hiệu NN3 không thuộc trường hợp được cấp thị thực thăm thân TT tại Việt Nam.
Tuy nhiên, người này có thể được cấp thị thực với mục đích thăm thân với visa có ký hiệu VR - Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác và có thời hạn không quá 06 tháng.
Thị thực thăm thân có được cấp cho người nước ngoài là vợ của người nước ngoài có thị thực ký hiệu NN3 hay không? (Hình từ Internet)
Điều kiện cấp thị thực cho người thân của người nước ngoài tại Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 10 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 5 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh ,cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019) quy định điều kiện chung để được cấp thị thực như sau:
- Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
- Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
- Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 Luật Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
- Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
+ Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
+ Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
+ Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
+ Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
- Thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1 đến khoản 4 Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
Thủ tục xin cấp thị thực thăm thân cho người nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019). Thủ tục xin cấp visa thăm thân cho người nước ngoài được thực hiện như sau:
Bước 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Và chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
Bước 4: Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
Về Văn bản đề nghị cấp thị thực, các chủ thể thực hiện theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2015/TT-BCA như sau:
Thủ tục, thẩm quyền giải quyết đề nghị cấp thị thực
...
2. Văn bản đề nghị cấp thị thực theo mẫu do Bộ Công an ban hành tại Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam gồm:
a) Mẫu NA2 sử dụng cho cơ quan, tổ chức;
b) Mẫu NA3 sử dụng cho cá nhân.
Theo đó dựa vào hướng dẫn này, chủ thể thực hiện chuẩn bị hồ sơ và tiến hành trình tự thủ tục nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?