Thẻ thanh tra tại Thông tư 05/2024/TT-TTCP được quản lý như thế nào? Trách nhiệm quản lý Thẻ thanh tra của các cơ quan ra sao?
Thẻ thanh tra tại Thông tư 05/2024/TT-TTCP được quản lý như thế nào? Trách nhiệm quản lý Thẻ thanh tra của các cơ quan ra sao?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 05/2024/TT-TTCP quy định quản lý Thẻ thanh tra như sau:
Quản lý Thẻ thanh tra
1. Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm quản lý Thẻ thanh tra của Thanh tra viên thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của mình. Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chánh thanh tra Cơ yếu, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
a) Xem xét, tổng hợp danh sách, gửi văn bản đề nghị Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp mới, cấp lại, cấp đổi Thẻ thanh tra, thu hồi Thẻ thanh tra đối với Thanh tra viên thuộc bộ, ngành mình;
b) Phát Thẻ thanh tra, thu hồi Thẻ thanh tra và mở sổ theo dõi việc cấp mới, cấp lại, cấp đổi Thẻ thanh tra;
c) Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng Thẻ thanh tra đối với Thanh tra viên thuộc quyền quản lý của bộ, ngành, địa phương mình. Khi phát hiện Thanh tra viên sử dụng Thẻ thanh tra sai mục đích thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Thanh tra viên có trách nhiệm bảo quản Thẻ thanh tra. Trường hợp Thẻ thanh tra bị mất hoặc bị hỏng thì Thanh tra viên có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan thanh tra quản lý trực tiếp và có đơn xin cấp lại Thẻ thanh tra theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
Như vậy, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm quản lý Thẻ thanh tra của Thanh tra viên thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của mình.
Ngoài ra, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chánh thanh tra Cơ yếu, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
- Xem xét, tổng hợp danh sách, gửi văn bản đề nghị Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp mới, cấp lại, cấp đổi Thẻ thanh tra, thu hồi Thẻ thanh tra đối với Thanh tra viên thuộc bộ, ngành mình;
- Phát Thẻ thanh tra, thu hồi Thẻ thanh tra và mở sổ theo dõi việc cấp mới, cấp lại, cấp đổi Thẻ thanh tra;
- Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng Thẻ thanh tra đối với Thanh tra viên thuộc quyền quản lý của bộ, ngành, địa phương mình. Khi phát hiện Thanh tra viên sử dụng Thẻ thanh tra sai mục đích thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Thanh tra viên có trách nhiệm tự bảo quản Thẻ thanh tra của mình. Trường hợp Thẻ thanh tra bị mất hoặc bị hỏng thì Thanh tra viên có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan thanh tra quản lý trực tiếp và có đơn xin cấp lại Thẻ thanh tra.
Thẻ thanh tra tại Thông tư 05/2024/TT-TTCP được quản lý như thế nào? Trách nhiệm quản lý Thẻ thanh tra của các cơ quan ra sao? (Hình ảnh Internet)
Mẫu Thẻ thanh tra được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-TTCP quy định mã số Thẻ thanh tra như sau:
Mẫu Thẻ thanh tra
- Thẻ thanh tra hình chữ nhật, rộng 60 mm, dài 90 mm. Nội dung trên Thẻ thanh tra được trình bày theo phông chữ của bộ mã ký tự chữ tiếng Việt (phông chữ Việt Unicode) theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.
- Thẻ thanh tra gồm có 2 mặt
+ Mặt trước (hình 1) nền màu đỏ, chữ in hoa màu vàng, gồm 02 dòng:
++ Dòng trên ghi Quốc hiệu, kiểu chữ đậm, cỡ chữ 10.
++ Dòng dưới ghi “THẺ THANH TRA”, kiểu chữ đậm, cỡ chữ 16.
++ Giữa hai dòng là Quốc huy, đường kính 24 mm.
(hình 1)
+ Mặt sau (hình 2): Nền có hoa văn màu hồng tươi tạo thành các tia sáng lan tỏa từ tâm ra xung quanh; ở giữa có biểu tượng ngành Thanh tra, in bóng mờ, đường kính 20 mm; góc trên bên trái in biểu tượng ngành Thanh tra đường kính 14 mm; từ góc trên bên trái (cách 10 mm) đến góc dưới bên phải là gạch chéo màu đỏ rộng 06 mm.
Nội dung trên mặt sau có các thông tin:
++ Quốc hiệu: chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 8.
++ Tiêu ngữ: chữ in thường, đậm, cỡ chữ 8, gạch chân.
++ Thẻ thanh tra: chữ in hoa đậm màu đỏ, cỡ chữ 12.
++ Số Thẻ thanh tra: ghi mã ngạch Thanh tra viên, chữ in thường, đậm, cỡ chữ 10.
++ Họ và tên: ghi họ tên Thanh tra viên được cấp Thẻ thanh tra, chữ in thường, đậm, cỡ chữ 10.
++ Ngạch: ghi ngạch Thanh tra viên của người được cấp thẻ, chữ in thường, đậm, cỡ chữ 10.
++ Cơ quan: ghi tên cơ quan thanh tra, chữ in thường, đậm, cỡ chữ 10.
++ Ngày, tháng, năm cấp Thẻ thanh tra, chữ in nghiêng, cỡ chữ 10.
++ Ảnh chân dung của người được cấp Thẻ thanh tra mặc trang phục ngành Thanh tra cỡ 20mm x 30mm, được đóng 1/4 dấu nổi ở góc phải phía dưới ảnh.
++ Chức danh người có thẩm quyền ký cấp Thẻ thanh tra, chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 8.
++ Chữ ký và họ tên của người có thẩm quyền ký Thẻ thanh tra.
++ Dấu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thẻ (đường kính 21mm).
++ Hạn sử dụng, chữ in thường, cỡ chữ 10; dòng dưới ghi ngày hết hạn bằng số in thường, đậm, cỡ chữ 10.
(hình 2)
Ví dụ:
(hình 3)
(hình 4)
- Thẻ thanh tra làm bằng chất liệu giấy được ép màng plastic bảo vệ bên ngoài, có in 1/4 dấu tròn màu đỏ có vành khuyên chứa dòng chữ tên cơ quan cấp thẻ viết tắt (ví dụ: Bộ Tài chính viết tắt là BTC) được lặp lại liên tục, ở góc dưới bên trái của mặt sau Thẻ thanh tra.
Mã số Thẻ thanh tra được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 05/2024/TT-TTCP quy định Mã số Thẻ thanh tra nêu rõ:
- Khi được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên, mỗi Thanh tra viên được cấp một mã số Thẻ thanh tra gồm:
+ Chữ cái in hoa và hai chữ số để phân biệt cơ quan sử dụng Thanh tra viên thuộc tỉnh hoặc thuộc Bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ban cơ yếu Chính phủ. Mã số Thẻ thanh tra được thực hiện theo quy định của Bộ Nội vụ về Danh mục mã số các cơ quan nhà nước.
+ Số thứ tự Thanh tra viên có 04 chữ số, bắt đầu từ 0001.
Ví dụ: Mã số thẻ là A29 - 0026 thì A29 là mã số của cơ quan thanh tra Chính phủ; 0026 là số thứ tự cấp thẻ của Thanh tra viên.
- Mã số Thẻ thanh tra chỉ thay đổi (được cấp mã số mới) trong trường hợp Thanh tra viên chuyển công tác sang cơ quan khác không cùng mã số với cơ quan sử dụng Thanh tra viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?