Thế nào là tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập? Phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập?
Thế nào là tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập?
Về khái niệm tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thì tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cụ thể rằng Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy định về danh mục sự nghiệp công; giá, phí và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công; phân loại mức độ tự chủ tài chính; tự chủ sử dụng nguồn tài chính; tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết; quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định khác có liên quan.
Thế nào là tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập? Phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập? (Hình từ Internet)
Đơn vị sự nghiệp công lập gồm những tổ chức nào?
Tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định thì đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm các tổ chức:
- Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công hoặc phục vụ quản lý nhà nước (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công).
- Đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; đơn vị sự nghiệp công thuộc đơn vị sự nghiệp công thực hiện theo quy định của Nghị định này và quy định pháp luật khác có liên quan.
- Đơn vị sự nghiệp công thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được áp dụng quy định tại Nghị định này và các quy định của Đảng và của pháp luật khác có liên quan.
- Đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo Hiệp định và cam kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước hoặc tổ chức quốc tế thực hiện cơ chế tài chính theo cam kết, Điều ước quốc tế hoặc Quyết định đặc thù do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Quy định về phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập?
Đối với quy định về phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thì tại Điều 9 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
* Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị nhóm 1)
- Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP bằng hoặc lớn hơn 100%; có mức tự bảo đảm chi đầu tư bằng hoặc lớn hơn mức trích khấu hao và hao mòn tài sản cố định của đơn vị.
Mức tự bảo đảm chi đầu tư được xác định bao gồm các nguồn sau:
+ Số dự kiến trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong năm kế hoạch hoặc của bình quân 05 năm trước liền kề;
+ Số thu phí được để lại để chi thường xuyên không giao tự chủ theo quy định.
- Đơn vị cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giá dịch vụ sự nghiệp công xác định theo cơ chế thị trường, có tính đủ khấu hao tài sản cố định và có tích lũy dành chi đầu tư.
* Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên (Đơn vị nhóm 2)
- Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP bằng hoặc lớn hơn 100% và chưa tự bảo đảm chi đầu tư từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí được để lại chi theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
- Đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí (không bao gồm khấu hao tài sản cố định).
* Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (Đơn vị nhóm 3)
Về việc bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập phải có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP từ 10% đến dưới 100%, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí và được phân loại như sau:
- Đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên;
- Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên;
- Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên.
* Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (Đơn vị nhóm 4)
Các đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên bao gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công lập có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP dưới 10%;
- Đơn vị sự nghiệp công lập không có nguồn thu sự nghiệp.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?