Thế nào là thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng? Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng có thể bị phạt tù bao nhiêu năm?
Như thế nào là thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng?
Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn. Theo đó, những người này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hay tài sản của người khác.
Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, đồng có thể làm cho cơ quan, tổ chức bị mất uy tín, mất lòng tin, gây thất thoát, lãng phí nghiêm trọng đến tài sản của cơ quan, tổ chức.
Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là Tội có cấu thành tội phạm vật chất như sau:
– Hành vi khách quan: là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao.
Không thực hiện nhiệm vụ được giao là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn không làm những việc được xác định là nhiệm vụ thuộc phạm vi chức trách của mình theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ công tác.
Thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn thực hiện sai hoặc không đầy đủ hoặc không kịp thời trách nhiệm, quyền hạn của mình.
– Hậu quả của tội phạm là hậu quả nghiêm trọng.
Hành vi cấu thành tội phạm này khi gây ra một trong các hậu quả quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 128 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)
– Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi thiếu trách nhiệm và hậu quả nghiêm trọng nêu trên là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này.
Người có chức vụ, quyền hạn chỉ được coi là phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi họ có khả năng thực tế hoàn thành nhiệm vụ được giao, bao gồm cả năng lực công tác của bản thân và các điều kiện khách quan khác.
- Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, đó phải là người có chức vụ, quyền hạn.
- Mặt chủ quan: lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý, có thể là lỗi vô ý do cẩu thả hoặc lỗi vô ý vì quá tự tin.
Chú ý: Hành vi cấu thành tội phạm này không thuộc các trường hợp thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại các Điều 179, 308 và 376 của BLHS năm 2015.
Thế nào là thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng? Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng có thể bị phạt tù bao nhiêu năm? (Hình từ internet)
Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng có thể đi tù bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 128 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định mức phạt tù đối với hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng như sau:
- Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Làm chết 02 người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
+ Làm chết 03 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người nào có chức vụ, quyền hạn mà thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt từ đến 12 năm và cấm đảm nhiểm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm.
Hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng có bị xử phạt hành chính không?
Đối với hành vi thiếu trách nhiệm gây nên hậu quá nghiêm trọng hiện nay được quy định truy cứu trách nhiệm hình sự vì tính chất mức độ nguy hiểm của chúng rất lớn.
Tuy nhiên, nếu thiếu trách nhiệm mà gây hậu quả nhẹ hơn trong một số trường hợp sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
Căn cứ Điều 12, Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, hành vi vi phạm pháp luật, hành vi trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc tại cơ sở kinh doanh trực tiếp quản lý
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Do đó, với các hành vi thiếu trách nhiệm nhưng chỉ gây ra các hậu quả, thiệt hại ít nghiêm trọng hơn thì tùy trường hợp sẽ bị xử phạt hành chính như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?