Thế nào là tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch? Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch được quản lý như thế nào?
Thế nào là tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 73/2022/TT-BTC về tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch như sau:
Tiêu chuẩn nhận biết tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
1. Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch là một hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh hoặc từng tài sản độc lập thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn dưới đây là tài sản cố định:
a) Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên.
b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
2. Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch là một hệ thống được giao cho nhiều cơ quan, đơn vị quản lý thì phần tài sản được giao cho từng cơ quan, đơn vị thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này là một tài sản cố định.
3. Căn cứ đặc điểm kỹ thuật của tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch và thực tế tại địa phương; trên cơ sở đề xuất của cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch và cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch (nếu có), cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xem xét, quyết định việc ghi sổ kế toán tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch được thực hiện theo một hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh hoặc từng tài sản độc lập để cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thực hiện việc ghi sổ kế toán.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc ghi sổ kế toán tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch được thực hiện theo một hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh hoặc từng tài sản độc lập để cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thực hiện việc ghi sổ kế toán.
Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch là một hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh hoặc từng tài sản độc lập thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn sau là tài sản cố định (TSCĐ):
- Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên;
- Có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên.
Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch là một hệ thống được giao cho nhiều cơ quan, đơn vị quản lý thì phần tài sản được giao cho từng cơ quan, đơn vị thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn theo quy định trên là một tài sản cố định.
Thế nào là tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch? Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch được quản lý như thế nào?
Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch do cơ quan nào quản lý?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 73/2022/TT-BTC thì cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch, gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng cấp nước sạch được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.
- Cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.
Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch được quản lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 73/2022/TT-BTC về việc quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch cụ thể như sau:
- Tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch quy định tại Điều 3 Thông tư này phải được lập hồ sơ tài sản để quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
- Mỗi một tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch quy định tại Điều 3 Thông tư này là một đối tượng ghi sổ kế toán. Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch phải phản ánh, ghi chép đầy đủ thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại, hao mòn/ khấu hao của tài sản.
- Cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch có trách nhiệm:
+ Lập thẻ tài sản, hạch toán kế toán đối với toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch được giao quản lý theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.
+ Thực hiện kiểm kê tài sản định kỳ hàng năm; thực hiện điều chỉnh số liệu kế toán nếu có chênh lệch phát sinh khi thực hiện kiểm kê.
+ Thực hiện báo cáo kê khai, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định số 43/2022/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch không còn nhu cầu sử dụng nhưng chưa tính đủ hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị theo quy định thì cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản tài sản theo quy định hiện hành và tính hao mòn theo quy định tại Thông tư này cho đến khi được xử lý theo quy định.
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn tiếp tục sử dụng được thì cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản tiếp tục thực hiện quản lý, sử dụng, theo dõi, bảo quản tài sản theo quy định hiện hành và không phải tính hao mòn, trích khấu hao.
Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng sau đó thuộc trường hợp phải thay đổi nguyên giá theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Thông tư này thì phải tính hao mòn, trích khấu hao theo quy định cho thời gian sử dụng còn lại (nếu có) sau khi thay đổi nguyên giá.
- Trường hợp cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thì cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi và tính hao mòn tài sản theo quy định tại Thông tư này trong thời gian cho thuê quyền khai thác.
- Trường hợp chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thì trong thời gian chuyển nhượng, cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản (bên chuyển nhượng):
+ Có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và Hợp đồng chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản.
+ Không thực hiện tính hao mòn, trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này và không thực hiện hạch toán tài sản mà thực hiện theo dõi trên thuyết minh tài chính theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.
+ Khi hết thời hạn chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch, cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản tiếp nhận lại tài sản theo Hợp đồng chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản và quy định của pháp luật, thực hiện xác định lại nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản để thực hiện quản lý, sử dụng, tính hao mòn, trích khấu hao theo quy định tại Nghị định số 43/2022/NĐ-CP và Thông tư này.
Thông tư 73/2022/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 01/02/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?