Thế nào là không thông báo hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền?
- Thế nào là không thông báo hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền?
- Mức xử phạt của hành vi không thông báo hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền là bao nhiêu?
- Ai có thẩm quyền xử phạt hành vi không thông báo hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền?
Thế nào là không thông báo hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Thông tư 82/2022/TT-BQP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, điểm a khoản 3, điểm c, điểm d, điểm e khoản 5, khoản 9 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP
...
2. Hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi của cá nhân, tổ chức không thông báo, không khai báo, không đăng ký với cơ quan, người có thẩm quyền về việc tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới đất liền hoặc hành vi biết rõ người khác không được phép đi lại, tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới đất liền mà che giấu, chứa chấp, giúp đỡ hoặc tạo điều kiện cho người đó đi lại, tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới đất liền.
Tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi không thông báo, khai báo, đăng ký hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền.
Theo đó, không thông báo hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền được hiểu là việc cá nhân, tổ chức tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới đất liền nhưng lại không thông báo, không khai báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức biết rõ hành vi đi lại, tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định nhưng lại che giấu, chứa chấp, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người đó thực hiện hành vi.
Thế nào là không thông báo hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt của hành vi không thông báo hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền là bao nhiêu?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền, vành đai biên giới không mang theo Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
b) Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định;
c) Không thông báo, khai báo, đăng ký hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền.
Theo đó, hành vi không thông báo hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý, mức xử phạt vi phạm hành chính nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt hành chính gấp 02 lần cá nhân.
Ai có thẩm quyền xử phạt hành vi không thông báo hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 15 Nghị định 96/2020/NĐ-CP một số quy định được sửa đổi bởi điểm a khoản 14 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có biên giới
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 16 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 17 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
Công an nhân dân có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý của mình như sau:
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
Căn cứ vào Điều 24 Nghị định 96/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có biên giới có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình theo thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Những người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Những người có thẩm quyền của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 5; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, điểm c khoản 7, khoản 8, điểm a khoản 9, khoản 10 Điều 6; Điều 7; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8, điểm b khoản 10, khoản 11 Điều 8; khoản 1, điểm a, điểm b, điểm c khoản 2, điểm a, điểm b khoản 3, điểm a khoản 4, điểm a, điểm b khoản 5, điểm d khoản 6 Điều 9; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 10; khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 4 Điều 11; khoản 1, khoản 2 Điều 12; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 13 và Điều 14 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Theo những quy định nêu trên thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không thông báo hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền sẽ là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, lực lượng Bộ đội biên phòng và lực lượng Công an nhân dân.
Thông tư 82/2022/TT-BQP sẽ có hiệu lực từ ngày 8/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?