Thế nào là giựt cô hồn? Giựt cô hồn vào tháng 7 âm lịch có được xem là hành vi cướp giật tài sản không?
Giựt cô hồn là gì?
Tương truyền trong dân gian thì mỗi khi tháng 7 âm lịch đến người ta sẽ gọi là “tháng cô hồn”. Vào ngày rằm tháng 7 hàng năm thì người người, nhà nhà trên khắp đất nước sẽ tiến hành “cúng cô hồn” và đốt vàng mã.
Tại nhiều địa phương, sau khi gia chủ tiến hành “cúng cô hồn” xong xuôi thì sẽ để cho những người ở bên ngoai tiến hành giành giựt phần đồ cúng, việc này dân gian thường gọi là “giựt cô hồn”.
Theo quan điểm của người xưa thì việc giựt cô hồn đồng nghĩa với việc những xui xẻo, không may của gia chủ sẽ được người khác lấy đi mất. Vì thế, tập tục giựt cô hồn đã được duy trì cho đến ngày hôm nay. Và đây là một phần văn hóa trong tháng 7 âm lịch của nước ta.
Thế nào là giựt cô hồn? Giựt cô hồn vào tháng 7 âm lịch có được xem là hành vi cướp giật tài sản không? (Hình từ Internet)
Giựt cô hồn có phải là hành vi cướp giật tài sản không?
Ngày nay, kinh tế nước ta đã phát triển hơn lúc trước rất nhiều, vì vậy có nhiều gia đình “cùng cô hồn” bằng tiền mặt với những tờ tiền mệnh giá 200.000 đồng, 500.000 đồng, lợn quay, vịt quay,...
Như đã đề cấp ở nội dung trên, thì việc giựt cô hồn chỉ được tiến hành khi gia chủ đã cúng xong xuôi và có được sự cho phép của gia chủ. Thế nhưng do hiện nay có nhiều gia đình cúng cô hồn bằng những vật phẩm có giá trị lớn nên đã dẫn đến tình trạng chưa cúng mà đã bị giựt cô hồn.
Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
“Điều 171. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”
Theo đó, hành vi gia chủ chưa cho phép mà người khác đã tiến hành giựt cô hồn thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự bởi tội danh cướp giật tài sản theo quy định nêu trên.
Tranh chấp khi giựt cô hồn thì xử lý như thế nào?
Căn cứ vào Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
...
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Theo đó, trong quá trình giựt cô hồn nếu như người nào có hành vi cố ý đánh đập, gây hại làm người khác bị thương để bản thân mình giựt cô hồn dễ hơn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định nêu trên với mức phạt tù cao nhất là 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?