Thế nào là chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam? Tiêu chí và nguyên tắc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là gì?
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là Chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nhằm thực hiện xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia.
Cụ thể, nội dung Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam bao gồm, căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2018/NĐ-CP:
- Xây dựng Mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển theo từng thời kỳ;
- Xây dựng hệ thống tiêu chí, biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
- Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
- Hỗ trợ xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu ở trong nước và nước ngoài;
- Thông tin, truyền thông cho Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam ở trong nước và nước ngoài;
- Các hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Ngoài ra, quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được quy định như sau:
- Về quyền lợi của doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam:
+ Được phép sử dụng biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy chế quản lý và sử dụng biểu trưng của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
+ Được tham gia xây dựng chiến lược, Chương trình hành động cụ thể của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
+ Được hỗ trợ kinh phí khi tham gia các hoạt động thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
+ Được ưu tiên tham gia các hoạt động thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại và các Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam có liên quan;
+ Được tiếp cận cơ sở dữ liệu thông tin thị trường, sản phẩm và ngành hàng của Chương trình, trừ thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh hoặc thông tin mật theo quy định của pháp luật;
+ Được các cơ quan nhà nước hỗ trợ pháp lý trong tranh chấp về các biện pháp quản lý ngoại thương của nước ngoài, tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa;
+ Được hưởng chế độ ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế, hải quan và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ của doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam
+ Tuân thủ các quy định và quy chế của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
+ Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương liên quan đến việc tuân thủ các quy chế và quy định của Chương trình;
+ Đóng góp các chi phí (nếu có).
Thế nào là chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam? Tiêu chí và nguyên tắc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chí đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 33/2019/TT-BCT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 25/2021/TT-BCT) quy định tiêu chí đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam bao gồm:
- Tiêu chí đối với sản phẩm đăng ký xét chọn
+ Là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam theo quy định của pháp luật;
+ Sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
- Tiêu chí đối với doanh nghiệp có sản phẩm đăng ký xét chọn
+ Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và do tổ chức, cá nhân Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của doanh nghiệp đó.
(Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chí về vốn nhưng có sản phẩm tham gia xét chọn thể hiện yếu tố đặc sắc Việt Nam, góp phần nâng cao hình ảnh và giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam thì Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam xem xét, quyết định)
+ Là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ của sản phẩm đăng ký xét chọn;
+ Có thời gian hoạt động tối thiểu từ 02 năm liên tiếp trước năm xét chọn;
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh, bảo vệ môi trường, lao động, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ về tài chính, thuế và các nghĩa vụ khác đối với ngân sách nhà nước.
Tiêu chí và nguyên tắc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là gì?
- Căn cứ Điều 7 Thông tư 33/2019/TT-BCT quy định các tiêu chí xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam bao gồm:
+ Tiêu chí 1: Chất lượng;
+ Tiêu chí 2: Đổi mới sáng tạo;
+ Tiêu chí 3: Năng lực tiên phong.
- Về nguyên tắc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, căn cứ Điều 8 Thông tư 33/2019/TT-BCT quy định như sau:
+ Việc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được thực hiện theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 1.000. Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng chỉ số đánh giá trong tiêu chí quy định.
+ Tổng điểm quy định để một sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là từ 650 điểm trở lên và điểm mỗi tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 7 đạt từ 60% trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?