Thế nào là chương trình nước ngoài? Biên dịch phim, chương trình nước ngoài cần đảm bảo điều gì?

Tôi muốn hỏi nội dung chương trình phát thanh, truyền hình theo yêu cầu sau khi được biên tập lại có được bỏ tên của kênh chương trình? - Câu hỏi của chị Trúc từ Tây Ninh

Thế nào là chương trình nước ngoài theo quy định pháp luật?

Theo quy định tại điểm e, điểm g khoản 1 Điều 1 Nghị định 71/2022/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 3 Nghị định 06/2016/NĐ-CP về chương trình phát thanh trong nước và nước ngoài như sau:

Giải thích từ ngữ
...
16. Chương trình trong nước là chương trình phát thanh, truyền hình theo quy định của Luật Báo chí; chương trình hình ảnh, âm thanh khác do tổ chức Việt Nam sản xuất, bao gồm cả chương trình trực tiếp theo thời điểm diễn ra sự kiện.
17. Chương trình nước ngoài là chương trình phát thanh, truyền hình thuộc kênh chương trình phát thanh, kênh chương trình nước ngoài; chương trình hình ảnh, âm thanh khác do tổ chức nước ngoài sản xuất, bao gồm cả chương trình trực tiếp theo thời điểm diễn ra sự kiện.

Ngoài ra, chương trình nước ngoài và chương trình trong nước cũng được xếp vào nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu.

Thế nào là chương trình nước ngoài? Biên dịch phim, chương trình nước ngoài cần đảm bảo điều gì? (Hình từ Internet)

Biên dịch phim, chương trình nước ngoài cần đảm bảo điều gì?

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 06/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 10 Điều 1 Nghị định 71/2022/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2023) quy định về biên tập, biên dịch kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền như sau:

Biên tập, biên dịch kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
1. Việc biên tập các kênh chương trình nước ngoài phải bảo đảm:
a) Biên tập, quản lý nội dung không được trái quy định của pháp luật Việt Nam về báo chí, điện ảnh, quảng cáo và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Biên tập, thực hiện cảnh báo nội dung bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về trẻ em, điện ảnh và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Việc biên dịch được kênh chương trình nước ngoài phải bảo đảm tôn trọng, bảo tồn sự trong sáng của tiếng Việt.

Như vậy, khi biên dịch chương trình nước ngoài phải bảo đảm những quy định trên.

Ngoài ra, khoản 11 Điều 1 Nghị định 71/2022/NĐ-CP (bổ sung Điều 20a Nghị định 06/2016/NĐ-CP) quy định chung về việc biên tập, phân loại, biên dịch nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu như sau:

Đối với chương trình tin tức, thời sự; các chương trình về chính trị, quốc gia, an ninh, kinh tế, xã hội: Phải được Cơ quan báo chí có Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình sản xuất, biên tập trước khi cung cấp đến người dùng.

Đối với phim: Trước khi cung cấp dịch vụ, đơn vị cung cấp dịch vụ phải bảo đảm điều kiện thực hiện phân loại phim theo quy định của Chính phủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung, kết quả phân loại phim theo tiêu chí phân loại do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định; trường hợp chưa bảo đảm điều kiện phân loại phim thì đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch uỷ quyền thực hiện phân loại đối với phim chưa được cấp Giấy phép phân loại hoặc Quyết định phát sóng

Đối với chương trình thể thao, giải trí: Phải được biên tập, phân loại trước khi cung cấp trên dịch vụ và hiển thị cảnh báo trong khi cung cấp dịch vụ, bảo đảm không vi phạm các điều cấm theo quy định pháp luật Việt Nam. Ngoài ra hoạt động biên tập, phân loại phải căn cứ theo nguyên tắc biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung của Bộ Thông tin và Truyền thông và pháp luật liên quan.

Đồng thời, các chương trình phải được biên dịch theo nguyên tắc bảo đảm tôn trọng, không vi phạm điều cấm của quy định pháp luật Việt Nam, bảo tồn sự trong sáng của tiếng Việt.

Chương trình nước ngoài sau khi được biên tập lại có được bỏ tên của kênh chương trình?

Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 06/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 71/2022/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2023) về bản quyền nội dung phát thanh, truyền hình như sau:

Các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu theo quy định của pháp luật được tiếp phát, truyền tải nguyên vẹn trên dịch vụ phát thanh, truyền hình tại Việt Nam thông qua thoả thuận điểm nhận tín hiệu cơ quan báo chí có Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình và đơn vị cung cấp dịch vụ.

Các kênh chương trình khác trên dịch vụ phát thanh, truyền hình phải bảo đảm các yêu cầu về bản quyền như sau:

Có văn bản chứng minh bản quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật;

Bảo đảm tính nguyên vẹn của chương trình, phim đã được phát trên kênh, bao gồm cả tên, biểu tượng (logo) của kênh chương trình;

Bảo đảm tuân thủ hợp đồng hoặc văn bản thoả thuận bản quyền; tính nguyên vẹn của nội dung chương trình sau khi được biên tập, phân loại theo quy định nêu trên.

Khi nào thì quy định về chương trình nước ngoài có hiệu lực?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 71/2022/NĐ-CP quy định về hiệu lực thi hành như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
2. Bãi bỏ điểm b khoản 2 Điều 12; điểm d khoản 6 Điều 18; điểm b khoản 2 Điều 30 về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư.
Chương trình nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ quan báo điện tử liên kết các trò chơi truyền hình có bản quyền chương trình nước ngoài mà không Việt hóa thì có vi phạm quy định pháp luật không?
Pháp luật
Số lượng kênh chương trình nước ngoài khai thác trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam tối đa là bao nhiêu?
Pháp luật
Kênh chương trình nước ngoài là gì? Kênh chương trình nước ngoài cung cấp trên truyền hình trả tiền tại Việt Nam phải có nội dung như thế nào?
Pháp luật
Sửa đổi quy định về thành phần hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài?
Pháp luật
Từ năm 2023, biên tập cảnh báo nội dung chương trình nước ngoài phải tuân thủ quy định về trẻ em, điện ảnh?
Pháp luật
Kênh chương trình nước ngoài được cung cấp trên dịch vụ truyền hình trả tiền có được phát nội dung quảng cáo từ nước ngoài không?
Pháp luật
Các đối tượng nào được thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh để khai thác thông tin phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ?
Pháp luật
Việc đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ truyền hình trả tiền phải được thực hiện thông qua đơn vị nào?
Pháp luật
Hãng truyền hình nước ngoài cung cấp kênh chương trình nước ngoài vào Việt Nam có bắt buộc phải thông qua đại lý được ủy quyền tại Việt Nam không?
Pháp luật
Mẫu giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền có dạng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình nước ngoài
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
1,039 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình nước ngoài

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào