Thanh tra Tổng cục, Cục được thành lập trong những trường hợp nào? Nhiệm vụ của Thanh tra Tổng cục, Cục là gì?
Thanh tra Tổng cục, Cục được quy định thế nào trong Luật Thanh tra 2022?
Căn cứ theo nội dung tại Luật Thanh tra 2022 được Quốc hội ban hành ngày 14/11/2022 quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra.
Tại khoản 1 Điều 18 Luật Thanh tra 2022 quy định về Thanh tra Tổng cục, Cục như sau:
Vị trí, chức năng của Thanh tra Tổng cục, Cục
1. Thanh tra Tổng cục, Cục là cơ quan của Tổng cục, Cục thuộc Bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước mà Tổng cục, Cục được phân cấp quản lý; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
...
3. Thanh tra Tổng cục, Cục chịu sự chỉ đạo, điều hành của Tổng Cục trưởng, Cục trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra Bộ.
Đồng thời, căn cứ vào nội dung được quy định tại Điều 9 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
1. Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm:
a) Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
c) Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện);
d) Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.
2. Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực bao gồm:
a) Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và tương đương (sau đây gọi chung là Thanh tra Tổng cục, Cục);
c) Thanh tra sở.
3. Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan cơ yếu Chính phủ.
5. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Từ những quy định, cơ sở pháp lý nêu trên có thể kết luận về Thanh tra Tổng cục, Cục như sau:
- Có tên gọi đầy đủ là Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và tương đương;
- Là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, trực thuộc Tổng cục, Cục thuộc bộ;
- Thực hiện các chức năng:
+ Thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước;
+ Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
+ Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Thanh tra Tổng cục, Cục được thành lập trong những trường hợp nào? Nhiệm vụ của Thanh tra Tổng cục, Cục là gì? (Hình từ Internet)
Thanh tra Tổng cục, Cục được thành lập trong những trường hợp nào?
Các trường hợp thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục được quy định theo khoản 2 Điều 18 Luật Thanh tra 2022 như sau:
- Theo quy định của luật;
- Theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Tại Tổng cục, Cục thuộc Bộ có phạm vi đối tượng quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, Thanh tra Tổng cục, Cục được thành lập theo 03 trường hợp trên. Theo đó, Luật Thanh tra 2022 quy định rõ việc thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục không được làm tăng số lượng đầu mối đơn vị trực thuộc và biên chế của Tổng cục, Cục thuộc Bộ.
Luật Thanh tra 2022 xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục, Cục là như thế nào?
Theo nội dung tại Điều 19 Luật Thanh tra 2022, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Tổng cục, Cục được quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Tổng cục, Cục
1. Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Tổng cục, Cục giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng thực hiện công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục, báo cáo Tổng cục trưởng, Cục trưởng xem xét, quyết định trước khi gửi Thanh tra Bộ tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của Bộ;
b) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục trong kế hoạch thanh tra của Bộ; thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước mà Tổng cục, Cục được phân cấp quản lý;
c) Thanh tra vụ việc khác khi được Bộ trưởng, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng giao;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra Tổng cục, Cục, quyết định xử lý về thanh tra của Tổng Cục trưởng, Cục trưởng;
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Thanh tra Tổng cục, Cục có 03 nhiệm vụ, quyền hạn chính như sau:
- Giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng thực hiện công tác thanh tra;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Luật Thanh tra 2022 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?