Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn bổ sung thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo?

Tôi có câu hỏi mong được hỗ trợ giải đáp. Đối với trẻ em mẫu giáo thì pháp luật hiện hành quy định như thế nào về đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo? Mong sớm nhận được phản hồi. Xin cảm ơn.

Đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo

Căn cứ theo quy định tại mục 1 Công văn 1406/SGDĐT-KHTC ngày 09/5/2022 hướng dẫn bổ sung thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo quy định về đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo cụ thể như sau:

- Các đối tượng thuộc điểm a, b, d, đ của khoản 1 Điều 7 Nghị định 105/2020/NĐ-CP:

+ Có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

+ Không có nguồn nuôi dưỡng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

+ Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

+ Trẻ em là con liệt sĩ, con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con thương binh, con người hưởng chính sách như thương binh, con bệnh binh; con một số đối tượng chính sách khác theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có).

+ Trẻ em khuyết tật học hòa nhập.

- Trẻ em đang học mẫu giáo tại các lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non là thành viên trong gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2025.

Chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo

Chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo

Hồ sơ và thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo

Tại mục 2 Công văn 1406/SGDĐT-KHTC ngày 09/5/2022 hướng dẫn bổ sung thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo quy định về những lưu ý liên quan tới hồ sơ và thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo cụ thể như sau:

- Về hồ sơ: Cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc các đối tượng được hưởng chính sách lập hồ sơ theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 7 và khoản 3 Điều 8 Nghị định 105/2020/NĐ-CP

- Về trình tự thời gian thực hiện: Tháng 8 hàng năm, cơ sở giáo dục mầm non tổ chức phổ biến thông báo rộng rãi và hướng dẫn cho cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thuộc đối tượng hưởng chính sách thực hiện nộp hồ sơ theo trình tự hướng dẫn tại khoản 4 Điều 7 và khoản 4 Điều 8 Nghị định 105/2020/NĐ-CP; 

Cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ, lập danh sách trẻ em được hưởng chính sách và hồ sơ kèm theo gửi về Phòng giáo dục và đào tạo. Phòng Giáo dục và đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, tổng hợp danh sách gửi cơ quan tài chính cung cấp trình Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức ra quyết định phê duyệt theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 7 và khoản 4 Điều 8 Nghị định 105/2020/NĐ-CP.

Phương thức chi trả đối với chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo

Căn cứ theo quy định tại mục 3 Công văn 1406/SGDĐT-KHTC ngày 09/5/2022 hướng dẫn bổ sung thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo quy định về phương thức chi trả đối với chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo cụ thể là:

- Việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa được thực hiện 2 lần trong năm học: lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 11 hoặc tháng 12 hằng năm; lần 2 chi trả đủ các tháng còn lại vào tháng 3 hoặc tháng 4 hằng năm.

- Cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm tiếp nhận kinh phí và thực hiện chi trả theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 7 và khoản 4 Điều 8 Nghị định 105/2020/NĐ-CP.

Trên đây là hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo để Ủy ban nhân dân | thành phố Thủ Đức; Ủy ban nhân dân quận, huyện; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng đơn vị trực thuộc quan tâm, tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị liên hệ Phòng Kế hoạch - Tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo theo số điện thoại (028)3829.7847 để được hướng dẫn theo thẩm quyền.

Như vậy, đối với câu hỏi của bạn đối tượng thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo bao gồm trẻ em có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; Không có nguồn nuôi dưỡng; Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; Trẻ em là con liệt sĩ, con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con thương binh, con người hưởng chính sách như thương binh, con bệnh binh; con một số đối tượng chính sách khác theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có); Trẻ em khuyết tật học hòa nhập và Trẻ em đang học mẫu giáo tại các lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non là thành viên trong gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2025.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Trẻ em mẫu giáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ mẫu giáo ở thôn đặc biệt khó khăn đi học nửa ngày do dịch Covid-19 có được hỗ trợ ăn trưa không?
Pháp luật
Trẻ em mẫu giáo là con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân có được Nhà nước hỗ trợ ăn trưa không?
Pháp luật
Trẻ em mẫu giáo có cha mẹ là công nhân tại khu công nghiệp thì được Nhà nước hỗ trợ không? Nếu có thì mức hỗ trợ là bao nhiêu?
Pháp luật
Trẻ em mẫu giáo tại xã Hoàng Tân, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh có được hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa không?
Pháp luật
Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo có được pháp luật quy định hay không? Nội dung chính sách được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trẻ em mẫu giáo là con của gia đình thuộc diện hộ cận nghèo có được hỗ trợ tiền ăn trưa hay không? Nếu có, số tiền được hỗ trợ là bao nhiêu?
Pháp luật
Lứa tuổi nào được xem là trẻ em mẫu giáo? Lớp dành cho trẻ em mẫu giáo có nằm trong trường mầm non hay không?
Pháp luật
Thời lượng thực hiện Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo được phân bổ thế nào?
Pháp luật
Để tham gia tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh thì giáo viên người Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Cách tiếp cận chủ đạo trong phương pháp cho trẻ em mẫu giáo làm quen với tiếng Anh phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trẻ em mẫu giáo
699 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trẻ em mẫu giáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trẻ em mẫu giáo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào