Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra kế hoạch 95% hộ chính sách, hộ nghèo sẽ được hỗ trợ phát triển kinh tế vào năm 2030?
Thành phố Hồ Chí Minh đặt chỉ tiêu trang bị kiến thức về gia đình trước khi kết hôn như thế nào?
Theo tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch 1327/KH-UBND năm 2022 về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình, xây dựng gia đình trong tình hình mới giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt ra chỉ tiêu nam nữ được trang bị kiến thức về gia đình trước khi kết hôn như sau:
- Phấn đấu đến năm 2025 đạt 95% và năm 2030 đạt 97% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình, đạo đức lối sống trong gia đình, thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Y tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các sở, ban, ngành Thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.
Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh đặt chỉ tiêu là 95% nam nữ trước khi lập gia đình phải được trang bị các kiến thức cơ bản về gia đình nhằm nâng cao sự bình đẳng về giới tính, hạn chế bạo lực gia đình. Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là đơn vị thực hiện việc tuyên truyền, phổ cập kiến thực về gia đình theo kế hoạch này.
Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra kế hoạch 95% hộ chính sách, hộ nghèo sẽ được hổ trợ phát triển kinh tế vào năm 2030?
Chỉ tiêu hỗ trợ hộ nghèo, hộ khó khăn tại Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, kinh tế ngày càng phát triển hơn, nhất là một thành phố lớn hội tụ được nhiều sự đầu tư và có nguồn lao động dồi dào như Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh sự phát triển thì vẫn còn đó những hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ, cải thiện cuộc sống.
Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt ra mục tiêu hổ trợ các hộ nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn thành phố thông qua chỉ tiêu 6 thuộc tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch 1327/KH-UBND năm 2022 về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình, xây dựng gia đình trong tình hình mới giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Phấn đấu đến năm 2025 đạt 92% và năm 2030 đạt 95% trở lên gia đình chính sách, hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo, gia đình dân tộc thiểu số được cung cấp về hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình; tiếp cận dịch vụ xã hội; ứng phó với thiên tai, dịch bệnh trong tình hình mới và biến đổi khí hậu; được cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng về chính sách, pháp luật, phúc lợi an sinh xã hội cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình dân tộc thiểu số.
- Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Ban Dân tộc Thành phố và các sở, ban, ngành Thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.
Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ hỗ trợ được 92% gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số trên địa bàn về phát triển kinh tế, tiếp cận xã hội, ứng phó với thiên tại và dịch bệnh. Con số này sẽ tăng lên 97% vào năm 2030.
Toàn bộ các địa phương tại TP.HCM sẽ đưa nội dung giáo dục giá trị gia đình vào quy ước cộng đồng, làng xã?
Theo tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch 1327/KH-UBND năm 2022 về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình, xây dựng gia đình trong tình hình mới giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra kế hoạch như sau:
- Phấn đấu đến năm 2025 đạt 95% và năm 2030 đạt 100% các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã.
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Đơn vị phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, các sở, ban, ngành Thành phố, tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.
- Hoạt động trọng tâm: Tuyên truyền vận động nhằm phát huy đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân góp phần phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và xây dựng các giá trị văn hóa mới phù hợp với đặc điểm tình hình tại cộng đồng dân cư ở từng địa phương.
Theo đó, đến năm 2030 thì 100% các địa phương đưa nội dụng giáo dục đạo đức, giá trị gia đình vào quy ước cộng đồng, làng xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?
- Năm 2025, sẽ tra cứu tình trạng hôn nhân khi đăng ký khai sinh cho con? Làm giấy khai sinh cho con ở đâu?
- Mẫu Hồ sơ đề nghị thưởng đột xuất theo Quyết định 786 của Bộ Nội vụ? Tải về các biểu mẫu trong hồ sơ?