Thành phần hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo bao gồm những gì? Cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo có trách nhiệm gì?
Thành phần hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 55 Luật Tố cáo 2018 quy định như sau:
Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ
1. Việc bảo vệ người tố cáo phải được lập thành hồ sơ.
2. Căn cứ vào vụ việc cụ thể, hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo; yêu cầu hoặc đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người giải quyết tố cáo;
b) Kết quả xác minh thông tin về đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
c) Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;
d) Văn bản đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;
đ) Quyết định thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ;
e) Văn bản yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp áp dụng biện pháp bảo vệ;
g) Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ;
h) Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;
i) Tài liệu khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp bảo vệ.
Như vậy theo quy định trên thành phần hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo bao gồm:
- Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo; yêu cầu hoặc đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người giải quyết tố cáo.
- Kết quả xác minh thông tin về đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
- Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
- Văn bản đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ.
- Quyết định thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ.
- Văn bản yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp áp dụng biện pháp bảo vệ.
- Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ.
- Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ.
- Tài liệu khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp bảo vệ.
Thành phần hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo bao gồm những gì? Cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Xem xét, quyết định bảo vệ người tố cáo được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 51 Luật Tố cáo 2018 quy định việc xem xét, quyết định bảo vệ người tố cáo như sau:
Xem xét, quyết định bảo vệ người tố cáo
1. Khi nhận được đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này thì người giải quyết tố cáo kịp thời quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo thẩm quyền hoặc đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.
2. Khi nhận được yêu cầu hoặc đề nghị của người giải quyết tố cáo, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ.
3. Trường hợp đề nghị của người tố cáo không có căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người tố cáo hoặc gửi thông báo cho người giải quyết tố cáo để giải thích rõ lý do cho người tố cáo.
Như vậy, khi nhận được đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này thì người giải quyết tố cáo kịp thời quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo thẩm quyền hoặc đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.
Cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo có trách nhiệm gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 53 Luật Tố cáo 2018 quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức việc áp dụng các biện pháp bảo vệ; chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
b) Lập, quản lý, lưu trữ và khai thác hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật;
c) Theo dõi, giải quyết những vướng mắc phát sinh; gửi báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện kịp thời, đầy đủ yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp không thực hiện được yêu cầu, đề nghị đó thì phải báo cáo hoặc thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do đến cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;
b) Báo cáo hoặc thông báo bằng văn bản về kết quả thực hiện việc bảo vệ cho cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
Như vậy theo quy định trên cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo có trách nhiệm có trách nhiệm như sau:
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức việc áp dụng các biện pháp bảo vệ; chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Lập, quản lý, lưu trữ và khai thác hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật.
- Theo dõi, giải quyết những vướng mắc phát sinh; gửi báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?