Thang Richter là gì? Các cấp độ của động đất theo thang Richter như thế nào? 05 cấp độ rủi ro thiên tai do động đất là gì?
Thang Richter là gì? Các cấp độ của động đất theo thang Richter như thế nào?
Theo khoản 33 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg có nêu:
Động đất là sự rung động mặt đất bởi sự giải phóng đột ngột năng lượng trong vỏ trái đất dưới dạng sóng địa chấn, có thể gây ra biến dạng trên mặt đất, phá hủy nhà cửa, công trình, của cải và sinh mạng con người.
Thang Richter (Thang đo Richter) được Charles Francis Richter đề xuất vào năm 1935.
Thang Richter (Thang đo Richter) là một loại thang để xác định sức tàn phá của các cơn động đất (địa chấn) ký hiệu ML.
Thang đo Richter là một thang lôgarit với đơn vị là độ Richter.
Căn cứ theo Phụ lục IX ban hành kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về mối quan hệ giữa độ lớn động đất (M), phân loại động đất, cường độ chấn động trên mặt đất (I), tác động và tần suất xuất hiện động đất.
Theo đó, các cấp độ của động đất theo thang Richter như sau:
*Lưu ý: Nội dung nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Thang Richter là gì? Các cấp độ của động đất theo thang Richter như thế nào? 05 cấp độ rủi ro thiên tai do động đất là gì? (Hình từ Internet)
05 cấp độ rủi ro thiên tai do động đất là gì?
Căn cứ theo Điều 55 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:
Cấp độ rủi ro thiên tai do động đất
1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp V đến cấp VI, xảy ra ở bất kỳ khu vực nào thuộc lãnh thổ Việt Nam.
2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp VI đến cấp VII, xảy ra ở khu vực nông thôn, khu vực đô thị.
3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp VI đến cấp VII, xảy ra ở khu vực có các hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện; hoặc cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp VII đến cấp VIII xảy ra ở khu vực nông thôn.
4. Rủi ro thiên tai cấp độ 4 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp VII đến cấp VIII, xảy ra ở khu vực đô thị hoặc khu vực có các hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện.
5. Rủi ro thiên tai cấp độ 5 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được lớn hơn cấp VIII, xảy ra ở bất kỳ khu vực nào thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, 05 cấp độ rủi ro thiên tai do động đất là:
(1) Rủi ro thiên tai cấp độ 1 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp V đến cấp VI, xảy ra ở bất kỳ khu vực nào thuộc lãnh thổ Việt Nam.
(2) Rủi ro thiên tai cấp độ 2 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp VI đến cấp VII, xảy ra ở khu vực nông thôn, khu vực đô thị.
(3) Rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp VI đến cấp VII, xảy ra ở khu vực có các hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện; hoặc cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp VII đến cấp VIII xảy ra ở khu vực nông thôn.
(4) Rủi ro thiên tai cấp độ 4 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp VII đến cấp VIII, xảy ra ở khu vực đô thị hoặc khu vực có các hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện.
(5) Rủi ro thiên tai cấp độ 5 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được lớn hơn cấp VIII, xảy ra ở bất kỳ khu vực nào thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Hướng dẫn ban hành bản tin động đất và nội dung tin động đất thế nào?
Căn cứ theo Điều 29 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định bản tin động đất được ban hành khi:
- Xảy ra những trận động đất có độ lớn (M) bằng hoặc lớn hơn 3,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) có ảnh hưởng đến Việt Nam.
- Những trận động đất có độ lớn trên 6,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) xảy ra trên biển có khả năng gây ra sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam.
Đồng thời, tại Điều 30 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định nội dung tin động đất như sau:
- Tiêu đề Tin động đất.
- Thời gian xảy ra động đất: báo theo giờ GMT và giờ Hà Nội.
- Địa điểm xảy ra động đất: tên địa phương, tọa độ chấn tâm, độ sâu chấn tiêu.
- Độ lớn động đất, cường độ chấn động ở khu vực chấn tâm và các địa phương lân cận: báo theo thang MSK-64.
- Hậu quả có thể xảy ra do động đất.
- Cấp độ rủi ro thiên tai do động đất như sau và các cấp độ rủi ro thiên tai do động đất (1), (2), (3), (4), (5) nêu trên:
+ Rủi ro thiên tai được phân cấp căn cứ vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại của thiên tai.
+ Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định cho từng loại thiên tai và công bố cùng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai.
+ Cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng trên các loại bản đồ, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai:
(i) Cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro thấp;
(ii) Cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình;
(iii) Cấp 3 màu da cam là rủi ro lớn;
(iv) Cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn;
(v) Cấp 5 màu tím là rủi ro ở mức thảm họa (Phụ lục XII ban hành kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg).
+ Cấp độ rủi ro của hai hay nhiều thiên tai xảy ra đồng thời hoặc liên tiếp, có thể điều chỉnh tăng lên 1 cấp dựa trên tác động của thiên tai;
Trong trường hợp có nguy cơ xảy ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, cấp độ rủi ro có thể được xem xét tăng lên hai cấp, cao nhất là cấp 5.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?