Thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện như thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan được giao thẩm định?
Thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
Theo quy định tại Điều 49 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường cụ thể như sau:
(1) Xem xét hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức:
- Sau khi nhận được phí thẩm định, cơ quan cấp giấy chứng nhận xem xét, đánh giá hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo các điều kiện quy định tại Điều 91 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
- Cơ quan cấp giấy chứng nhận gửi hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường tới các thành viên hội đồng thẩm định để nghiên cứu, xem xét trước khi tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức.
(2) Việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do Thủ trưởng cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường thành lập theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ đánh giá, thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức đề nghị chứng nhận trên cơ sở căn cứ kết quả đánh giá, xem xét hồ sơ và kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức.
(3) Đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức:
- Nội dung đánh giá, kiểm tra: hội đồng thẩm định có trách nhiệm đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận về các điều kiện theo quy định tại Điều 91 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và đối chiếu với hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức;
- Kết quả đánh giá, kiểm tra tại tổ chức đề nghị chứng nhận phải được lập thành biên bản và gửi về cơ quan thẩm định để tổng hợp hồ sơ. Biên bản của hội đồng thẩm định sau khi đánh giá, kiểm tra tại tổ chức là tài liệu trong hồ sơ thẩm định.
(4) Việc tổ chức họp hội đồng thẩm định được thực hiện sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức và cơ quan cấp giấy chứng nhận nhận được đầy đủ hồ sơ đã khắc phục, bổ sung, hoàn thiện của tổ chức theo yêu cầu trong biên bản đánh giá, kiểm tra tại tổ chức.
(5) Căn cứ kết quả thẩm định, thủ trưởng cơ quan được giao thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường cho tổ chức đề nghị chứng nhận. Trường hợp không đủ điều kiện chứng nhận, thủ trưởng cơ quan được giao thẩm định có trách nhiệm thực hiện quy định tại điểm c khoản 3 Điều 93 hoặc điểm c khoản 4 Điều 94 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Quan trắc môi trường
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan được giao thẩm định
Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan được giao thẩm định cụ thể như sau:
(1) Cơ quan được giao thẩm định thực hiện việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
(2) Xem xét, đánh giá, xử lý hồ sơ và các tài liệu liên quan do tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường gửi đến.
(3) Nghiên cứu, đánh giá hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; tổ chức lấy ý kiến đánh giá, nhận xét hồ sơ và lập báo cáo đánh giá hồ sơ.
(4) Thành lập hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
(5) Chuẩn bị, cung cấp và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên hội đồng thẩm định nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ cho hoạt động thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
(6) Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hội đồng thẩm định thực hiện kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức và tiến hành phiên họp chính thức.
(7) Tiếp nhận biên bản kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức của hội đồng thẩm định, kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định và tiến hành các thủ tục cần thiết để trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
(8) Lưu giữ hồ sơ, tài liệu về quá trình thẩm định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
(9) Theo dõi, tổng hợp và báo cáo cấp có thẩm quyền các thông tin về hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của các tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
(10) Lập, đăng tải và liên tục cập nhật danh mục các tổ chức đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan được giao thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
(11) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến quá trình thẩm định, cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
Tại Điều 51 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường cụ thể như sau:
(1) Các hoạt động của hội đồng thẩm định được tiến hành khi tổ chức đã nộp phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.
(2) Chủ tịch hội đồng, phó chủ tịch hội đồng và ủy viên thư ký hội đồng phải là công chức của cơ quan được giao thẩm định.
(3) Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai giữa các thành viên trong hội đồng và giữa hội đồng thẩm định với đại diện có thẩm quyền của tổ chức đề nghị cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
(4) Đánh giá, kiểm tra thực tế: các thành viên hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định, đánh giá chính xác, khách quan các điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Điều 49 Thông tư này; lập phiếu đánh giá, kiểm tra tại tổ chức theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và lập biên bản đánh giá, kiểm tra tại tổ chức theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
(5) Họp hội đồng thẩm định:
- Hội đồng tiến hành thẩm định, đánh giá điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu có liên quan và kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức;
- Phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định được tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau: có sự tham gia tại phiên họp trực tiếp hoặc trực tuyến từ 2/3 (hai phần ba) số lượng thành viên trở lên, trong đó phải có chủ tịch hội đồng hoặc phó chủ tịch hội đồng được chủ tịch hội đồng ủy quyền trong trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt; có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền của tổ chức đề nghị cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
- Các thành viên hội đồng thẩm định vắng mặt được gửi bản nhận xét trước phiên họp chính thức của hội đồng và được coi là ý kiến của thành viên tham dự phiên họp chính thức nhưng không tham gia viết phiếu đánh giá, thẩm định;
- Chủ tịch hội đồng (hoặc phó chủ tịch hội đồng được chủ tịch hội đồng ủy quyền trong trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt), ủy viên thư ký hội đồng có trách nhiệm ký biên bản họp hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
- Ủy viên hội đồng có trách nhiệm viết bản nhận xét và phiếu đánh giá, thẩm định tại phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định theo quy định tại Mẫu số 04 và Mẫu số 05 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
- Ngoài trách nhiệm theo quy định tại điểm d và đ khoản này, ủy viên thư ký còn có trách nhiệm lập biên bản họp hội đồng thẩm định theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không tham dự phiên họp của hội đồng, ủy viên thư ký báo cáo chủ tịch hội đồng để cử một ủy viên hội đồng làm thư ký của phiên họp.
(6) Chi phí cho hoạt động của hội đồng thẩm định thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?