Thách cưới quá cao làm cản trở đăng ký kết hôn tự nguyện có thể bị phạt 20 triệu đồng? Thách cưới cao làm cản trở việc kết hôn có bị đi tù không?
Thách cưới quá cao có được xem là vi phạm pháp luật không?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 giải thích các từ ngữ như sau:
- Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
- Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.
- Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
- Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng.
- Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
- Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn.
- Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.
Bên cạnh đó, có những quy định, nhiều phong tục tập quán được quy định như :
- Quyền tự do tìm hiểu, kết hôn,
- Sau khi kết hôn có thể tự lựa chọn nới cư trú, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng danh dự nhân phẩm của nhau…
- Tất cả những điều đó được quy định dựa trên những quy định về mặt pháp lý và áp dụng tập quán.
- Mặt khác, vẫn tồn tại những tập tục lạc hậu. Điển hình là tục “thách cưới” có thể xem là những hành vi mà pháp luật cấm.
Thách cưới quá cao làm cản trở việc kết hôn tự nguyện có thể bị phạt 20 triệu đồng? Thách cưới cao làm cản trở việc kết hôn có bị đi tù không? (Hình internet)
Thách cưới quá cao là yêu sách của cải trong kết hôn có làm cản trở việc đăng ký kết hôn tự nguyện không?
- Cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ cấm hành vi “yêu sách của cải trong kết hôn”.
+ Tại khoản 12 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng giải thích rõ yêu sách của cải trong kết hôn được hiểu là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng. Coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.
- Ngoài ra, tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì việc thách cưới cũng là tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cấm áp dụng hoặc là các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ.
- Do vậy, việc "thách cưới" - đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn là cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ. Thách cưới mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché… để dẫn cưới) là các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm để mục đích bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tự nguyện, tiến bộ.
Hình phạt đối với hành vi thách cưới quá cao được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
đ. Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
Như vậy, khi gia đình mà đưa ra thách cưới quá cao khiến đối phương khó thực hiện thì đây được xem là hành vi cản trở kết hôn.
Do đó, thách cưới như vậy là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Đồng thời, theo quy định tại Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015 thì:
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Như vậy, yêu sách của cải trong kết hôn làm cản trở việc kết hôn tự nguyện đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì có thể bị phạt tù tối đa lên đến 03 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?