Tẩu tán, tiêu hủy hàng hóa trên biển để trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền đến 60 triệu đồng từ 22/7/2022?

Tôi đang thắc mắc về việc bảo vệ môi trường đối với tàu biển. An toàn và xử phạt các bi phạm về an toàn cháy nổ đối với tàu biển? Xử phạt các quy định về bảo vệ môi trường đối với tàu biển gây ra? Quy định các mức phạt được sửa đổi, bổ sung theo quy định hiện hành là bao nhiêu? Tôi cảm ơn!

Xử phạt các hành vi về chống cháy, nổ đối với tàu biển?

Căn cứ quy định tại Điều 19 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về an toàn phòng, chống cháy, nổ đối với tàu biển được quy định như sau:

"Điều 19. Vi phạm quy định về an toàn phòng, chống cháy, nổ đối với tàu biển
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có các dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn cần thiết ở những nơi dễ cháy, dễ nổ;
b) Không có sơ đồ hệ thống cứu hỏa, bảng phân công cứu hỏa hoặc bảng chỉ dẫn thao tác ở những vị trí trên tàu theo quy định;
c) Trang thiết bị cứu hỏa đặt không đúng vị trí quy định trên tàu thuyền.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không trang bị đầy đủ các trang thiết bị phòng chống cháy nổ theo quy định;
b) Trang thiết bị phòng chống cháy nổ không sử dụng được;
c) Không có kế hoạch ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp;
d) Trang thiết bị cứu hỏa không ở trạng thái sẵn sàng hoạt động theo quy định;
đ) Sử dụng phương tiện chuyên dùng chữa cháy vào mục đích khác;
e) Chở chất dễ gây cháy, nổ cùng với hành khách."

Căn cứ quy định tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định sửa đổi, bổ sung vi phạm quy định về an toàn phòng chống cháy nổ đối với tàu biển như sau:

"Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2017) của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
...
11. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 19 như sau:
“b) Trang thiết bị phòng chống cháy nổ không sử dụng được hoặc đã hết hạn kiểm định”;"

Như vậy, quy định về Vi phạm quy định về an toàn phòng chống cháy nổ đối với tàu biển được quy định như trên.

An toàn và xử phạt các bi phạm về an toàn cháy nổ đối với tàu biển? Xử phạt các quy định về bảo vệ môi trường đối với tàu biển gây ra?

Tẩu tán, tiêu hủy hàng hóa trên biển để trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền đến 60 triệu đồng từ 22/7/2022?

Xử phạt vi phạm bảo vệ môi trường biển trước 22/7/2022 như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 25. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển do tàu thuyền gây ra
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không ghi nhật ký dầu, nhật ký bơm nước la canh buồng máy, nhật ký đổ thải theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có đủ trang thiết bị phân ly dầu nước theo quy định hoặc có trang thiết bị nhưng không sử dụng được;
b) Để rò rỉ nước thải có lẫn dầu từ trên tàu xuống biển.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có kế hoạch ứng phó sự cố dầu tràn; kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu, ô nhiễm hóa chất theo quy định;
b) Không có giấy chứng nhận theo quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải nước có lẫn dầu hoặc hợp chất có lẫn dầu không theo đúng các quy định.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải chất thải có lẫn dầu hoặc các loại chất độc hại không theo đúng các quy định.
6. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường đối với các hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 2; Khoản 4 và Khoản 5 Điều này."

Như vậy, xử phạt vi phạm bảo vệ môi trường biển được quy định như trên.

Sửa đổi, bổ sung đối với xử phạt bảo vệ môi trường biển do tàu thuyền gây ra?

Căn cứ quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về sửa đổi, bổ sung đối với vi phạm bảo vệ môi trường do tàu thuyền gây ra:

"Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 23/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2017) của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
...
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 4, khoản 6 Điều 25 như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không ghi, ghi không đầy đủ, ghi không đúng nội dung nhật ký dầu, nhật ký bơm nước la canh buồng máy, nhật ký đổ thải theo quy định.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hóa để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định đối với các hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”."

Như vậy, sửa đổi, bổ sung đối với xử phạt bảo vệ môi trường biển do tàu thuyền gây ra được quy định như trên.

Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 22/7/2022.

Bảo vệ môi trường biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tàu thuyền nước ngoài chở chất độc hại đi qua lãnh hải Việt Nam vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Dự thảo chiến lược về khai thác, bảo vệ môi trường biển và hải đảo của Bộ Tài nguyên và Môi trường có cần xin ý kiến của các bộ và cơ quan ngang bộ hay không?
Pháp luật
Ngày 8 tháng 6 là Ngày Đại dương thế giới đúng không? Ngày Đại dương thế giới được thành lập nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Việc thẩm định nội dung lập chiến lược về bảo vệ môi trường biển và hải đảo phải được thực hiện thông qua cơ quan nào?
Pháp luật
Có những loại phương tiện tiếp nhận chất thải của cảng PRF nào? Các yếu tố chính trong việc xây dựng một Kế hoạch quản lý chất thải của cảng (PWMP) là gì?
Pháp luật
Phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Tẩu tán, tiêu hủy hàng hóa trên biển để trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền đến 60 triệu đồng từ 22/7/2022?
Pháp luật
Cắt giảm, đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ môi trường biển
1,249 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ môi trường biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ môi trường biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào