Tập trung, ưu tiên triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ đề ra từ nay đến hết quý II năm 2022?
Nhiệm vụ giải pháp chủ yếu nào được Chính phủ đề cập đến?
Căn cứ theo tiểu mục II Mục D Báo cáo 170/BC-CP năm 2022 về việc thực hiện Nghị quyết 41/2021/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV như sau:
- Các bộ, cơ quan, địa phương cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết Số 11/NQ-CP, các Công điện số 126/CĐ-TTg, 252/CĐ-TTg và 290/CĐ-TTg; theo dõi chặt chẽ, chủ động nghiên cứu, dự báo, có phương án ứng phó đồng bộ, linh hoạt, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, các cân đối lớn. Trong đó, chú trọng một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:
- Tập trung, ưu tiên toàn lực để triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng chống dịch Covid-19 (2022-2023); tiếp tục tổ chức tiêm vắc-xin hiệu quả cho trẻ em từ 5-12 tuổi; chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin, thuốc điều trị trong nước, bảo đảm nguồn cung, tiếp tục tăng cường công tác quản lý giá thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch.
- Điều hành đồng bộ, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ các công cụ chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách khác để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì mức lãi suất cho vay hợp lý nhằm hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính.
- Triển khai thực hiện nhanh, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 11/NQ-CP, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại cuối năm đối với tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu.
Tập trung, ưu tiên triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ đề ra từ nay đến hết quý II năm 2022?
Nhiệm vụ xây dựng Dự án Luật và sửa đổi bổ sung một số điều của Luật liên quan đến Kế hoạch và Đầu tư như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục II Mục D Báo cáo 170/BC-CP năm 2022 về việc thực hiện Nghị quyết 41/2021/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV như sau:
- Xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự trình Quốc hội xem xét, quyết định.
- Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp bất thường thứ nhất, Quốc hội khóa XV thông qua Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.
- Tại Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 25/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được phân công chủ trì xây dựng 02 Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật số 03/2022/QH15. Tiến độ xây dựng các Nghị định cụ thể như sau:
- Nghị định quy định chi tiết việc tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh là doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn do doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 88 Luật Doanh nghiệp nắm giữ 100% vốn điều lệ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thiện dự thảo Nghị định, hiện nay đang lấy ý kiến Thành viên Chính phủ trước khi ban hành.
- Nghị định quy định chi tiết khoản 1 Điều 1 và khoản 1 Điều 5 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định này (Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài) tại Tờ trình số 2440/TTr-BKHĐT ngày 14/4/2022.
Nhiệm vụ phê duyệt quy hoạch được Chính phủ báo cáo như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục II Mục D Báo cáo 170/BC-CP năm 2022 về việc thực hiện Nghị quyết 41/2021/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV như sau:
- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch vùng theo quy định của Luật Quy hoạch
+ Quy hoạch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/02/2022.
+ Tại Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 14/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch của 04 vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (vùng Tây Nguyên, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ).
- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch
+ Đến nay, có 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh. Đối với quy hoạch của thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Hội đồng thẩm định đã tổ chức phiên họp thẩm định Nhiệm vụ lập quy hoạch ngày 08/3/2022; hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh đang hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch.
+ Đến nay, đã có quy hoạch tỉnh Bắc Giang được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17/2/2022; 04 quy hoạch tỉnh của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Tuyên Quang, Lào Cai đã được tổ chức họp thẩm định, hiện đang hoàn thiện Hồ sơ quy hoạch để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định.
+ Hiện nay, Chính phủ đang hoàn thiện báo cáo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 ban hành 01 Nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn, theo đó cho phép điều chỉnh tiến độ lập quy hoạch, tập trung hoàn thành các quy hoạch cấp quốc gia mang tính cấp thiết để hoàn thành trong năm 2022, phấn đấu thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt các quy hoạch còn lại cơ bản trong năm 2023 hoặc giai đoạn tiếp theo.
- Phê duyệt quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long
+ Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/02/2022; Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục nghiên cứu xây dựng dự thảo Kế hoạch thực hiện quy hoạch gửi các Bộ, ngành và địa phương có liên quan và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quý II/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?