Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có quyền hạn, chức năng và nghĩa vụ như thế nào trong hoạt động dầu khí?
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có phải là doanh nghiệp nhà nước không?
Căn cứ vào khoản 32 Điều 3 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
32. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước có tên giao dịch quốc tế là VIETNAM OIL AND GAS GROUP, gọi tắt là PETROVIETNAM, viết tắt là PVN.
Theo đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước.
Tập đoàn Dầu khí có tên giao dịch quốc tế là VIETNAM OIL AND GAS GROUP, gọi tắt là PETROVIETNAM, viết tắt là PVN.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có quyền hạn, chức năng và nghĩa vụ như thế nào trong hoạt động dầu khí?
Chức năng của tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong hoạt động dầu khí?
Căn cứ vào Điều 60 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:
Chức năng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí
1. Tiến hành điều tra cơ bản về dầu khí, thực hiện hoạt động dầu khí với vai trò nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí theo quy định của Luật này. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia cùng với doanh nghiệp có vốn góp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vào các hợp đồng dầu khí theo quy định tại Điều 39 của Luật này không bị coi là vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
2. Sau khi đề án điều tra cơ bản về dầu khí được phê duyệt, thực hiện ký kết thỏa thuận thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí với tổ chức ngoài cơ quan, doanh nghiệp nhà nước chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí.
3. Sau khi hợp đồng dầu khí được phê duyệt, thực hiện ký kết và quản lý hợp đồng dầu khí với các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí; thực hiện quyền tham gia, quyền ưu tiên mua trước một phần hoặc toàn bộ quyền lợi của nhà thầu trong hợp đồng dầu khí bao gồm cả trường hợp đặc biệt.
4. Tiếp nhận, quản lý, điều hành mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí từ nhà thầu khi hợp đồng dầu khí hết thời hạn để lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí mới.
5. Khai thác theo chính sách khai thác tài nguyên đối với mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí khai thác tận thu.
6. Để thực hiện chức năng quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này.
Theo đó, chức năng của tập đoàn Dầu khí Việt Nam là:
- Tiến hành điều tra cơ bản về dầu khí, thực hiện hoạt động dầu khí với vai trò nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí.
- Sau khi đề án điều tra cơ bản về dầu khí được phê duyệt, thực hiện ký kết thỏa thuận thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí với tổ chức ngoài cơ quan, doanh nghiệp nhà nước chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí.
- Sau khi hợp đồng dầu khí được phê duyệt, thực hiện ký kết và quản lý hợp đồng dầu khí với các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí; thực hiện quyền tham gia, quyền ưu tiên mua trước một phần hoặc toàn bộ quyền lợi của nhà thầu trong hợp đồng dầu khí bao gồm cả trường hợp đặc biệt.
- Tiếp nhận, quản lý, điều hành mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí từ nhà thầu khi hợp đồng dầu khí hết thời hạn để lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí mới.
- Khai thác theo chính sách khai thác tài nguyên đối với mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí khai thác tận thu.
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Quyền của tập đoàn Dầu khí Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 61 Luật Dầu khí 2022 quy định về quyền của tập đoàn dầu khí Việt Nam như sau:
- Ký kết thỏa thuận với tổ chức ngoài cơ quan, doanh nghiệp nhà nước chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản dầu khí; quản lý, giám sát thực hiện thỏa thuận liên quan đến khai thác thông tin, dữ liệu và kết quả điều tra cơ bản về dầu khí
- Ký kết hợp đồng dầu khí với các tổ chức, cá nhân để tiến hành hoạt động dầu khí theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Quản lý, giám sát thực hiện hợp đồng dầu khí; phê duyệt chương trình hoạt động và ngân sách hoạt động hằng năm; kiểm toán chi phí thực hiện hoạt động dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí; phê duyệt quyết toán chi phí theo hợp đồng dầu khí.
- Phê duyệt các chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí, tìm kiếm thăm dò dầu khí điều chỉnh, thăm dò dầu khí bổ sung
- Phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đại cương phát triển mỏ, kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí, kế hoạch phát triển mỏ dầu khí, kế hoạch thu dọn công trình dầu khí, phê duyệt phương án thu dọn.
- Giám sát công tác thiết kế, xây dựng công trình dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí.
- Tổ chức bán phần sản phẩm của nước chủ nhà cùng với phần sản phẩm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với tư cách là bên nhà thầu khai thác được theo hợp đồng dầu khí, được phép bán chung sản phẩm này với các nhà thầu khác trong hợp đồng dầu khí-
Quản lý, điều hành hoạt động dầu khí; khai thác tận thu và đầu tư bổ sung để khai thác tài nguyên đối với mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí khai thác tận thu và theo dõi, sử dụng tài sản liên quan đến việc tiếp nhận quyền lợi tham gia của nhà thầu, tiếp nhận mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí.
Nghĩa vụ của tập đoàn Dầu khí Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 62 Luật Dầu khí 2022 quy định về nghĩa vụ của tập đoàn Dầu khí Việt Nam như sau:
- Tổ chức quản lý, điều hành, khai thác hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên dầu khí, bảo vệ tài nguyên, môi trường và bảo đảm an toàn trong hoạt động dầu khí.
- Tổ chức quản lý, lưu giữ, bảo quản, sử dụng mẫu vật, tài liệu, thông tin, dữ liệu và kết quả điều tra cơ bản về dầu khí do tổ chức ngoài cơ quan, doanh nghiệp nhà nước chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí; mẫu vật, tài liệu, thông tin và dữ liệu thu được trong quá trình triển khai hoạt động dầu khí và sau khi kết thúc hợp đồng dầu khí bảo đảm quyền tiếp cận của tổ chức, cá nhân đối với tài liệu, thông tin, dữ liệu và kết quả điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.
- Quản lý, giám sát thực hiện thỏa thuận điều tra cơ bản về dầu khí liên quan đến khai thác thông tin, dữ liệu và kết quả điều tra cơ bản về dầu khí chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật và thỏa thuận được ký kết.
- Quản lý, giám sát thực hiện hợp đồng dầu khí chặt chẽ, hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật và hợp đồng dầu khí.
- Báo cáo các hoạt động dầu khí với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền định kỳ hoặc theo yêu cầu.
- Đề xuất giải pháp, phối hợp theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc hoạch định chính sách, chiến lược, định hướng liên quan đến việc tổ chức khai thác hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên dầu khí, bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững.
Luật Dầu khí 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?