Tặng mức quà 300 hay 600 trăm nghìn đồng dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27 tháng 7 năm 2024?
Tặng mức quà 300 hay 600 trăm nghìn đồng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27 tháng 7 năm 2024?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 590/QĐ-CTN năm 2024 hướng dẫn tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), cụ thể:
(1) Mức quà 600.000 đồng tặng:
- Người có công với cách mạng:
+ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng và những cá nhân đã có quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trước ngày 28/7/2024 nhưng chưa hoàn tất thủ tục hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
- Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
(2) Mức quà 300.000 đồng tặng:
- Người có công với cách mạng:
+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động.
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
- Đại diện thân nhân liệt sĩ.
- Người thờ cúng liệt sĩ (trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân).
Như vậy, việc tặng quà nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27 tháng 7 năm 2024 sẽ có 02 mức cụ thể là mức quà 600.000 đồng và 300.000 đồng tùy cho từng đối tượng.
Tặng mức quà 300 hay 600 trăm nghìn đồng dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27 tháng 7 năm 2024? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn tổ chức thực hiện tặng quà nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh Liệt sĩ ra sao?
Tại Mục 4 Công văn 2833/BLÐTBXH-CNCC năm 2024 hướng dẫn tổ chức thực hiện tặng quà nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh Liệt sĩ như sau:
- Quà tặng của Chủ tịch nước đối với đối tượng chính sách được tặng bằng tiền.
Việc tặng quà cho người có công phải kết hợp thật chu đáo với việc thăm hỏi, động viên của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức trên địa bàn đến từng đối tượng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan của địa phương tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước tới đối tượng chính sách kịp thời, đầy đủ trước ngày Thương binh - Liệt sĩ không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
- Kinh phí thực hiện chi trả quà tặng của Chủ tịch nước tại các địa phương do Ngân sách Trung ương đảm bảo và được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024 thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng cho các địa phương.
- Kinh phí tặng quà đối với các đối tượng chính sách thuộc quân đội, công an nhân dân do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện.
- Căn cứ đối tượng nhận quà ngày Thương binh - Liệt sĩ theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách đối tượng nhận quà của Chủ tịch nước theo biểu mẫu số 01 đính kèm gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ hồ sơ gốc của đối tượng kiểm tra, đối chiếu, phê duyệt danh sách đối tượng nhận quà ngày Thương binh - Liệt sĩ, gửi danh sách đã được phê duyệt về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để tổ chức thực hiện; kiểm tra, đôn đốc và báo cáo kết quả thực hiện tại địa phương theo biểu mẫu số 02 đính kèm về Bộ (Cục Người có công, Vụ Kế hoạch - Tài chính) trước ngày 31/8/2024.
TẢI: Biểu số 01 về danh sách đối tượng nhận quà ngày Thương binh - Liệt sĩ của Chủ tịch nước.
TẢI: Biểu số 02 về báo cáo tình hình tặng quà chủ tịch nước cho đối tượng người có công với cách mạng nhân ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7/2024.
Ngày Thương binh Liệt sĩ 27 tháng 7 năm 2024 có phải là ngày lễ lớn hay không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Ngày Thương binh Liệt sĩ 27 tháng 7 năm 2024 không nằm trong các ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?