Tăng lương hưu từ 1/7/2024 khi bỏ lương cơ sở thay thế bằng mức tham chiếu làm chênh lệch mức hưởng lương hưu thì giải quyết thế nào?
Tăng lương hưu từ 1/7/2024 khi bỏ lương cơ sở thay thế bằng mức tham chiếu làm chênh lệch mức hưởng lương hưu thì giải quyết thế nào?
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024. Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Theo quy định hiện nay tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, đối với người tham gia BHXH bắt buộc, việc tính lương hưu được tính dựa trên tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Hiện nay, công thức tính lương hưu được áp dụng theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ hưởng hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Dựa trên công thức tính lương hưu, có thể thấy mức lương hưu được tính từ mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng. Do đó, nếu quy định về tỷ lệ hưởng lương hưu không thay đổi mà mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tăng sẽ dẫn đến tăng mức hưởng lương hưu.
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có đưa ra nội dung cải cách tiền lương sẽ bỏ đi lương cơ sở. Do đó, các đối tượng đang hưởng mức lương hằng tháng dựa trên lương cơ sở cũng sẽ có sự thay đổi về lương dẫn đến mức bình quân tiền lương hằng tháng đóng BHXH cũng sẽ có sự thay đổi.
Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 xây dựng hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo nêu trên sẽ được xây dựng để thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; việc chuyển xếp từ lương cũ sang lương mới được bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Theo đó, có thể thấy khi thực hiện cải cách tiền lương thì sẽ có nhiều đối tượng sẽ được tăng lương theo tinh thần Nghị quyết 27 dẫn đến cũng sẽ được tăng lương hưu.
Tại Báo cáo 840/BC-UBTVQH15 năm 2024 tải về về tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), có nội dung như sau:
Theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đánh giá tác động của cải cách tiền lương đối với các quy định của Luật BHXH, trong đó có việc bãi bỏ “mức lương cơ sở”. Chính phủ đã đề xuất (i) Bổ sung quy định về khái niệm “Mức tham chiếu” tại khoản 12 Điều 4 thay cho “mức lương cở sở” để làm căn cứ.
Cụ thể, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có thêm nội dung giải thích về thuật ngữ "mức tham chiếu" như sau:
Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quy định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội trong Luật này. Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội.
Theo Báo cáo 840/BC-UBTVQH15, do đây là nội dung mới được đặt ra nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm đánh giá tác động, đồng thời tiến hành nghiên cứu xây dựng sau:
- Nghiên cứu xây dựng một số nguyên tắc cụ thể xác định mức tham chiếu để thực hiện từ ngày 01/7/2024 khi cải cách tiền lương cũng như khi Luật có hiệu lực, đúng theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách BHXH.
- Khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ xảy ra độ chênh lệch lớn giữa lương hưu của người nghỉ hưu và người đang làm việc do tăng lương mới rất cao. Do đó, cần bổ sung quy định “mức tham chiếu” cụ thể này trong dự thảo Luật (dưới dạng nguyên tắc tính vào thời điểm cải cách tiền lương). Còn sau đó khi áp dụng nguyên tắc điều chỉnh cho các năm hoặc giai đoạn tiếp theo trên cơ sở mức tăng chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước, quỹ BHXH.
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng nêu rõ khi tiến hành cải cách tiền phải đảm bảo rằng tiền lương mới không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Do đó những đối tượng có mức lương mới tăng dẫn đến mức đóng, mức hưởng lương hưu cũng sẽ tăng theo.
Như vậy, từ các nội dung nêu trên có thể thấy, khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 sẽ xảy ra độ chênh lệch lớn giữa lương hưu của người nghỉ hưu và người đang làm việc do tăng lương mới rất cao.
Do đó, cần điều chỉnh và xây dựng mức tham chiếu cho phù hợp, tại thời điểm cải cách sẽ xây dựng mức tham chiếu (dưới dạng nguyên tắc tính vào thời điểm cải cách tiền lương). Sau đó thì áp dụng nguyên tắc điều chỉnh cho các năm hoặc giai đoạn tiếp theo trên cơ sở mức tăng chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước, quỹ BHXH.
*Lưu ý: Hiện nay vẫn chưa có văn bản chính thức về mức điều chỉnh lương hưu, tăng lương hưu cụ thể, mức tham chiếu nêu trên chỉ mới là đề xuất.
Tăng lương hưu từ 1/7/2024 khi bỏ lương cơ sở thay thế bằng mức tham chiếu làm chênh lệch mức hưởng lương hưu thì giải quyết thế nào? (Hình từ internet)
Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao lâu thì được hưởng lương hưu?
Tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác;
b) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.
4. Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.;
Như vậy, để được hưởng lương hưu thì người lao động cần đáp ứng điều kiện về tuổi nghỉ hưu cũng như là số năm đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó, số năm đóng bảo hiểm xã hội là ít nhất đủ 20 năm kể cả nam và nữ hoặc có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Thời điểm hưởng lương hưu được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời điểm hưởng hương hưu như sau:
- Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
- Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?