Tăng lương Chủ tịch xã 7%/năm sau cải cách tiền lương? Bắt đầu thực hiện từ năm 2025 đúng không?
Tăng lương Chủ tịch xã 7%/năm sau cải cách tiền lương từ năm 2025?
Căn cứ Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội.
Phân tích từ quy định tại tiểu mục 1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, Chủ tịch UBND cấp xã (Chủ tịch xã) là chức vụ lãnh đạo của cán bộ cấp xã cũng nằm trong nhóm các đối tượng thuộc khu vực công được thực hiện cải cách tiền lương.
(Các đối tượng khu vực công được thực hiện cải cách tiền lương gồm: Cán bộ - Công chức - Viên chức - Lực lượng vũ trang).
Theo đó, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ cho biết, từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.
Do đó, sau cải cách tiền lương, kể từ năm 2025, lương Chủ tịch xã sẽ được tăng bình quân 7% mỗi năm, cho đến khi mức lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.
Tăng lương Chủ tịch xã 7%/năm sau cải cách tiền lương? Bắt đầu thực hiện từ năm 2025 đúng không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch xã sẽ không còn hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo khi cải cách tiền lương?
Căn cứ điểm d khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
...
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
...
Như vậy, theo nội dung nêu trên thì khi thực hiện cải cách tiền lương, khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo sẽ bị bãi bỏ. Chủ tịch xã sẽ không còn hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
Lý do là do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ.
Tiêu chuẩn Chủ tịch xã hiện nay ra sao?
Căn cứ Nghị định 33/2023/NĐ-CP về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Chính phủ ban hành ngày 10/6/2023.
Chủ tịch xã phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung cho cán bộ cấp xã tại Điều 7 Nghị định 33/2023/NĐ-CP và tiêu chuẩn tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP.
Cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn của từng chức vụ cán bộ cấp xã
...
3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
a) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó;
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, của pháp luật có liên quan, quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với cán bộ cấp xã làm việc tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy, Chủ tịch xã phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:
- Đáp ứng tiêu chuẩn chung theo pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.
- Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng).
Trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
- Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp THPT;
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên.
Trường hợp luật có quy định khác thì thực hiện theo quy định của luật đó;
Chủ tịch xã làm việc tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì UBND tỉnh xã quy định cụ thể tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên.
- Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;
- Các tiêu chuẩn khác theo quy định.
UBND cấp tỉnh sẽ quy định tiêu chuẩn cụ thể cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng cấp xã nhưng phải bảo đảm không thấp hơn tiêu chuẩn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?