Tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt trong dịp vận tải hè 2023 như thế nào?
Ngày 16/05/2023, Cục Đường sắt Việt Nam ban hành Công văn 1008/CĐSVN-PCTT năm 2023 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt trong dịp vận tải hè 2023.
Hoạt động đường sắt là gì? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt?
Tại khoản 14 Điều 3 Luật Đường sắt 2017 khái niệm hoạt động đường sắt là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quy hoạch, kinh doanh đường sắt, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và các hoạt động khác có liên quan.
- Theo Điều 9 Luật Đường sắt 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt bao gồm:
+ Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt
+ Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
+ Tự mở lối đi qua đường sắt; xây dựng trái phép cầu vượt, hầm chui, cống hoặc công trình khác trong phạm vi đất dành cho đường sắt; khoan, đào trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
+ Làm sai lệch công trình, hệ thống báo hiệu trên đường sắt; làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt.
+ Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt.
+ Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm; vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh.
+ Xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt; để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt; để chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
+ Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
+ Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.
+ Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.
+ Ném đất, đá hoặc vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.
+ Mang, vận chuyển hàng hóa cấm lưu thông, động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, chất phóng xạ, chất dễ cháy, chất dễ nổ và hàng nguy hiểm khác vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt đô thị.
+ Làm, tiêu thụ vé giả; bán vé trái quy định.
+ Đưa phương tiện giao thông đường sắt, trang thiết bị không bảo đảm an toàn kỹ thuật vào hoạt động phục vụ giao thông đường sắt; sử dụng toa xe chở hàng để vận chuyển hành khách; tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng, tính năng sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt; giao hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.
+ Nối vào tàu khách các toa xe vận tải động vật, hàng hoá có mùi hôi thối, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất độc hại và hàng nguy hiểm khác.
+ Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định.
+ Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
Tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt trong dịp vận tải hè 2023 như thế nào? (Hình internet)
Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 40 Luật Đường sắt 2017 quy định về hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hệ thống vận tải đường sắt bao gồm:
- Bảo đảm an toàn về người, phương tiện, tài sản của tổ chức, cá nhân trong hoạt động giao thông hệ thống vận tải đường sắt;
- Bảo đảm điều hành tập trung, thống nhất hoạt động giao thông vận tải trên đường sắt;
- Phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống hành vi phá hoại công trình đường sắt và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt;
- Các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông trên đường sắt và tại điểm giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ.
Đồng thời, tổ chức, cá nhân phải chấp hành quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt.
Bên cạnh đó, hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông hệ thống vận tải đường sắt phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật (Hiện nay, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt được quy định tại Chương III Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Điều luật này cũng quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động giao thông vận tải đường sắt cần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt.
Lực lượng Công an và chính quyền địa phương các cấp nơi có đường sắt đi qua, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp trong hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt.
Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt trong dịp vận tải hè 2023 được thực hiện như thế nào?
Công văn 1008/CĐSVN-PCTT năm 2023 nhấn mạnh để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường sắt (TTATGTĐS) phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân được thuận lợi, đặc biệt trong dịp cao điểm vận tải hè 2023. Cục Đường sắt Việt Nam (Cục ĐSVN) đề nghị Tổng công ty ĐSVN chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện một số nội dung sau:
(1) Tiếp tục thực hiện nghiêm nội dung chỉ đạo tại Công văn 4161/BGTVT-VT năm 2023 về việc triển khai Công điện 281/CĐ-TTg năm 2023 về bảo đảm TTATGT phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè 2023; Văn bản 722/CĐSVN-VTKHCN năm 2023 về việc vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và bảo đảm TTATGTĐS trong dịp cao điểm du lịch hè 2023.
(2) Chỉ đạo các Công ty Cổ phần đường sắt và Công ty Cổ phần thông tin tín hiệu đường sắt:
- Chủ động phối hợp đề xuất với Sở GTVT, UBND, Ban ATGT các huyện và các cơ quan chức năng thực hiện một số nội dung cần
(3) Chỉ đạo các Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt: Hà Nội, Sài Gòn, Ratraco:
- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, quy định của chính quyền các địa phương nơi có đường sắt đi qua.
- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách trên tàu, dưới ga; đảm bảo chất lượng phương tiện đường sắt trước khi vận dụng, nâng cao trách nhiệm trong công tác sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường giữa 02 kỳ kiểm tra theo quy định.
(4) Rà soát, tăng cường bố trí lực lượng, phương tiện thường trực để kịp thời giải quyết sự cố, tai nạn khi xảy ra nhằm khôi phục giao thông đường sắt nhanh nhất theo qui định tại Thông tư 23/2018/TT-BGTVT Quy định về giải quyết sự cố, tai nạn GTĐS và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn GTĐS.
Xem thêm chi tiết tại Công văn 1008/CĐSVN-PCTT năm 2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?