Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên được xem là tài sản cố định? Cách xác định tài sản nguyên giá như thế nào?

Xin chào, tôi vừa được biết Bộ Tài chính vừa có Thông tư 35 quy định về chế độ quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là tài sản cố định. Vậy khi nào thì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xem là tài sản cố định. Cách xác định tài sản nguyên giá như thế nào? Cảm ơn!

Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được xem là tài sản cố định khi đáp ứng các điều kiện nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 35/2022/TT-BTC quy định như sau:

- Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, 1, m, 0 và 2 khoản 1 Điều 4 Nghị định số 33/2014/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi là Nghị định số 33/2014/NĐ-CP) có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn dưới đây là tài sản cố định:

+ Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên;

+ Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

- Trường hợp một hệ thống tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được giao cho nhiều cơ quan quản lý thì phần tài sản được giao cho từng cơ quan thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này là một tài sản cố định.

Cách xác định nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 35/2022/TT-BTC quy định cách xác định nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ như sau:

- Nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được xác định như sau:

+ Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ hình thành từ mua sắm, đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng kể từ ngày Nghị định số 33/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì nguyên giá tài sản là giá trị mua sắm, quyết toán công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

+ Trường hợp tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau: giá trị đề nghị quyết toán; giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B; giá trị dự toán của dự án đã được phê duyệt. Khi dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện điều chỉnh giá trị đã ghi sổ theo quy định của pháp luật về kế toán;

+ Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ tiếp nhận từ việc được giao, điều chuyển thì nguyên giá tài sản được xác định trên cơ sở nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản;

+ Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ hiện có trước ngày Nghị định số 33/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nhưng chưa thực hiện xác định giá trị để ghi sổ kế toán tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 33/2014/NĐ-CP thì việc xác định nguyên giá để ghi sổ kế toán được thực hiện như sau:

Nguyên giá tài sản = Đơn giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ tại bảng giá x số lượng (khối lượng) tài sản hạ tầng giao thông đường bộ thực tế được giao quản lý.

+ Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ khi kiểm kê phát hiện thừa (chưa được theo dõi hiện vật hoặc giá trị trên sổ kế toán) thì căn cứ vào nguồn gốc của tài sản để xác định nguyên giá của tài sản theo các quy định tương ứng tại các điểm a, b, c và d khoản này.

Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên được xem là tài sản cố định? Cách xác định tài sản nguyên giá như thế nào?

Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên được xem là tài sản cố định? Cách xác định tài sản nguyên giá như thế nào?

Nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ sẽ thay đổi trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 35/2022/TT-BTC quy định nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được thay đổi trong các trường hợp sau:

- Đánh giá lại giá trị tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;

- Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;

- Lắp đặt thêm hoặc tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản;

- Bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác trừ trường hợp tài sản đã được khắc phục sự cố theo quy định pháp luật về bảo trì đường bộ và trường hợp xử lý tài sản theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 33/2014/NĐ-CP.

Lưu ý: Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện lập Biên bản ghi rõ căn cứ thay đổi nguyên giá và xác định lại chỉ tiêu nguyên giá tài sản. Việc xác định các chỉ tiêu giá trị còn lại, hao mòn lũy kế, thời gian sử dụng còn lại thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này để tính hao mòn tài sản (nếu có) làm cơ sở điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán tài sản vào ngày 31 tháng 12 của năm đó theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này.

Thông tư 35/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 30/7/2022.

Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ Tải về trọn bộ quy định Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ về nguồn lực thực hiện có nằm trong kế hoạch quy hoạch mạng lưới đường bộ không?
Pháp luật
Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ không còn nhu cầu sử dụng nhưng chưa tính hết hao mòn sẽ được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Phương pháp tính hao mòn và giá trị còn lại của tài sản hạ tầng giao thông đường bộ áp dụng từ 30/7/2022?
Pháp luật
Danh mục thời hạn sử dụng và tỷ lệ hao mòn của tài sản hạ tầng giao thông đường bộ từ năm 2022? Những tài sản nào không phải tính hao mòn?
Pháp luật
Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên được xem là tài sản cố định? Cách xác định tài sản nguyên giá như thế nào?
Pháp luật
Nhận biết trạm dừng nghỉ là tài sản hạ tầng giao thông đường bộ dựa trên tiêu chuẩn nào? Nâng cấp trạm dừng nghỉ thì có làm thay đổi nguyên giá trạm dừng nghỉ không?
Pháp luật
Nhân viên tuần đường để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì? Thời gian nào thực hiện kiểm tra công trình đường bộ của nhân viên tuần đường?
Pháp luật
Trong kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trạm dừng nghỉ hay không? Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có phải là xây mới hay không?
Pháp luật
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có bao gồm bãi đỗ xe hay không? Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có cần phải phù hợp hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ
2,528 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào