Tài khoản 642 chi phí quản lý doanh nghiệp quy định tại Thông tư 177 có bao nhiêu tài khoản cấp 2?

Cho tôi hỏi: Tài khoản 642 chi phí quản lý doanh nghiệp quy định tại Thông tư 177 có mấy tài khoản cấp 2? Câu hỏi của chị Nhung đến từ Quảng Nam.

Tài khoản 642 chi phí quản lý doanh nghiệp dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của đơn vị nào?

Căn cứ tại điểm khoản 1 Điều 31 Thông tư 177/2015/TT-BTC quy định nguyên tắc kế toán tài khoản 642 chi phí quản lý doanh nghiệp như như sau:

- Thứ nhất, tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của đơn vị gồm:

+ Các khoản chi phí về lương (tiền lương, thù lao đối với viên chức quản lý, tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản chi mang tính chất tiền lương phải trả cho người lao động, một số khoản chi khác).

+ Các khoản trích BH xã hội, BH y tế, kinh phí công đoàn, BH thất nghiệp và các khoản đóng góp khác theo chế độ quy định.

+ Chi cho lao động nữ theo chế độ quy định.

+ Chi trang phục giao dịch, chi bảo hộ lao động theo quy định.

+ Chi thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí, chi nghiên cứu khoa học.

+ Chi phí vật tư, văn phòng phẩm.

+ Các khoản chi về tài sản, như: Khấu hao TSCĐ, chi mua BH tài sản, chi mua sắm công cụ, dụng cụ, chi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, chi trả tiền thuê tài sản.

+ Các loại thuế, phí, lệ phí, như: chi án phí, lệ phí thi hành án, tiền thuê đất.

+ Khoản lập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả.

+ Chi dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, xăng dầu, chi khám chữa bệnh định kỳ cho người lao động và các khoản chi y tế theo chế độ quy định, chi về thuê chuyên gia trong và ngoài nước,...).

+ Chi phí bằng tiền khác (lễ tân, giao dịch đối ngoại, khánh tiết, hội nghị khách hàng, chi đào tạo, tập huấn cán bộ, chi công tác phí, chi phí thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, chi tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế do nguyên nhân khách quan bất khả kháng, chi phòng cháy, chữa cháy, quốc phòng an ninh, chi cho công tác bảo vệ môi trường, chi cho tổ chức Đảng, đoàn thể trong trường hợp nguồn kinh phí của các tổ chức này không đủ trang trải chi phí hoạt động theo chế độ quy định, chi đóng phí hiệp hội ngành nghề trong và ngoài nước,...).

- Thứ hai, các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ chế độ quản lý tài chính đối với BHTG Việt Nam.

- Thứ ba, tài khoản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ vào bên Nợ TK 911 - Xác định kết quả hoạt động.

Tài khoản 642 chi phí quản lý doanh nghiệp quy định tại Thông tư 177 có mấy tài khoản cấp 2?

Tài khoản 642 chi phí quản lý doanh nghiệp quy định tại Thông tư 177 có mấy tài khoản cấp 2? (Hình từ Internet)

Tài khoản 642 chi phí quản lý doanh nghiệp có mấy tài khoản cấp 2?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 31 Thông tư 177/2015/TT-BTC quy định tài khoản 642 chi phí quản lý doanh nghiệp có 08 tài khoản cấp 2, cụ thể:

- Đầu tiên, tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ nhân viên và người lao động khác của đơn vị, như tiền lương, thù lao, tiền công, các khoản phụ cấp của viên chức quản lý, cán bộ nhân viên và người lao động khác; các khoản trích BH xã hội, BH y tế, kinh phí công đoàn, BH thất nghiệp và các khoản đóng góp khác theo chế độ quy định,...

- Thứ hai, tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý đơn vị như văn phòng phẩm, vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ,....

- Thứ ba, tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý.

- Thứ tư, tài khoản 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho đơn vị như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng,...

- Thứ năm, tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: chi án phí, lệ phí thi hành án, tiền thuê đất,... và các khoản phí, lệ phí khác.

- Thứ sáu, tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí quản lý của đơn vị.

- Thứ bảy, tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý của đơn vị, như: chi điện, nước, điện thoại, fax, xăng dầu, chi khám chữa bệnh định kỳ cho cán bộ, nhân viên, người lao động và các khoản chi y tế theo chế độ quy định, chi về thuê chuyên gia trong và ngoài nước, chi sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, tiền thuê TSCĐ,...

- Cuối cùng, tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của đơn vị, ngoài các chi phí đã kể trên, như:

+ Chi phí lễ tân, giao dịch đối ngoại, khánh tiết, hội nghị khách hàng, chi đào tạo, tập huấn cán bộ, chi công tác phí, chi phí thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

+ Chi trang phục giao dịch, chi thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng năng suất lao động.

+ Chi tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế do nguyên nhân khách quan bất khả kháng, chi phòng cháy, chữa cháy, quốc phòng an ninh, chi cho tổ chức Đảng, đoàn thể trong trường hợp nguồn kinh phí của các tổ chức này không đủ trang trải chi phí hoạt động theo chế độ quy định, chi đóng phí hiệp hội ngành nghề trong và ngoài nước,...

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu đối với tài khoản 642 chi phí quản lý doanh nghiệp như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 31 Thông tư 177/2015/TT-BTC quy định phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu đối với tài khoản 642 chi phí quản lý doanh nghiệp như sau:

- Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho cán bộ, nhân viên của đơn vị, trích BH xã hội, BH y tế, kinh phí công đoàn, BH thất nghiệp, các khoản hỗ trợ khác (như BH nhân thọ, BH hưu trí tự nguyện...) của viên chức quản lý, cán bộ nhân viên và người lao động khác, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)

Có TK 3341 - Phải trả công nhân viên

Có TK 3348 - Phải trả người lao động

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.

- Giá trị vật liệu xuất dùng, hoặc mua đưa ngay vào sử dụng như: văn phòng phẩm, ấn chỉ chuyên dùng, xăng, dầu, mỡ để chạy xe, vật liệu dùng cho sửa chữa TSCD, công cụ, dụng cụ chung của đơn vị,..., ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422)

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có các TK 111, 112, 141, 331,...

- Trị giá công cụ, dụng cụ xuất dùng hoặc mua ngoài đưa ngay vào sử dụng không qua kho được tính trực tiếp một lần vào chi phí quản lý đơn vị, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6423)

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Có các TK 111, 112, 331,...

- Trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động nghiệp vụ, quản lý BHTG, quản lý của đơn vị, như: Nhà cửa, vật kiến trúc, kho tàng, máy móc, thiết bị truyền dẫn,..., ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6424)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

- Tiền thuê đất phải nộp Nhà nước, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

- Án phí, lệ phí thi hành án, lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu, phà phải nộp, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)

Có các TK 111, 112,...

- Kế toán dự phòng các khoản phải thu khó đòi khi lập Báo cáo tài chính:

+ Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập kỳ kế toán này lớn hơn số đã trích lập kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)

Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293).

+ Số đã trích lập kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426).

+ Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi phải trích lập dự phòng được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên.

- Tiền điện, nước, điện thoại, fax, xăng dầu, chi khám chữa bệnh định kỳ cho cán bộ nhân viên và người lao động khác, các khoản chi y tế theo chế độ quy định, chi về thuê chuyên gia trong và ngoài nước phải trả, chi phí sửa chữa TSCĐ một lần với giá trị nhỏ, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6427)

Có các TK 111, 112, 331, 335,...

- Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ

+ Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:

++ Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí quản lý, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6427)

Có TK 335 - Chi phí phải trả (nếu việc sửa chữa đã thực hiện trong kỳ nhưng chưa nghiệm thu hoặc chưa có hóa đơn chứng từ).

Có TK 352 - Dự phòng phải trả (nếu đơn vị trích trước chi phí sửa chữa cho TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải bảo dưỡng, duy tu định kỳ).

++ Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, ghi:

Nợ các TK 335, 352

Có các TK 331, 241, 111, 112, 152,...

+ Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn và liên quan đến đơn vị trong nhiều kỳ, định kỳ kế toán phân bổ dần chi phí sửa chữa TSCĐ để tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp từng phần chi phí sửa chữa lớn đã phát sinh, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6427)

Có TK 242 - Chi phí trả trước.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác khi phát sinh như chi hội nghị, tiếp khách, chi trang phục giao dịch, chi cho lao động nữ, chi cho nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí quản lý khác, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6427, 6428)

Có các TK 111, 112, 331,...

- Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí quản lý đơn vị, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý đơn vị vào TK 911 để xác định kết quả hoạt động trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả hoạt động

Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Tài khoản 642
Bảo hiểm tiền gửi TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HIỂM TIỀN GỬI
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiền gửi được bảo hiểm theo quy định về bảo hiểm tiền gửi có bao gồm tiền gửi dưới hình thức chứng chỉ tiền gửi hay không?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi có bao gồm tổng vốn và lãi hay chỉ nhận được 125 triệu đồng? Thời hạn trả tiền bảo hiểm là bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi là gì? Những đối tượng nào có thể tham gia vào quan hệ này? Quyền và nghĩa vụ của những chủ thể nói trên?
Pháp luật
Phí bảo hiểm tiền gửi là gì? Việc nộp phí do ai thực hiện, cách tính được quy định như thế nào? Nộp phí chậm có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Điều kiện để tiền gửi được bảo hiểm là gì? Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm tiền gửi phát sinh khi nào? Thủ tục trả tiền bảo hiểm được quy định ra sao?
Pháp luật
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đối với bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Việt Nam được lập như thế nào? Yêu cầu mở và ghi sổ kế toán phục vụ lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ?
Pháp luật
Thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm tiền gửi? Pháp luật quy định như thế nào về số tiền bảo hiểm tiền gửi được trả?
Pháp luật
Hoạt động cung cấp thông tin giữa tổ chức bảo hiểm tiền gửi và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thực hiện cụ thể như thế nào, dựa trên nguyên tắc gì?
Pháp luật
Tiền thu được từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quản lý như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm do người đại diện tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi ký bao gồm những giấy tờ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài khoản 642
33,905 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài khoản 642 Bảo hiểm tiền gửi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào