Tác hại của cần sa là gì? Cần sa có phải ma túy? Trồng cần sa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Cần sa có phải ma túy?
Cần sa được Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa là một loại ma túy lấy từ cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa.
Theo Công ước thống nhất 1961 về các chất ma túy, kí tại New York ngày 30/3/1961, đã sửa đổi theo Nghị định thư 1972, thì cần sa được xếp vào loại ma túy Bảng I- những chất nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng và giá trị sử dụng trong y học chưa được minh chứng một cách rõ ràng.
Tại Danh mục I ban hành kèm theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP có quy định về các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền cụ thể:
Như vậy, theo quy định như trên, cần sa và các chế phẩm từ cần sa như nhựa cần sa, lá cần sa, rễ, thân... đều được xem là các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội.
Tác hại của cần sa là gì? Cần sa có phải ma túy? Trồng cần sa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (Hình từ Internet)
Tác hại của cần sa là gì?
Theo Thông tin được đăng tải trên Trang tin điện tử của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma tuý, mại dâm về tác hại của cần sa. Theo đó, tác hại của cần sa được thể hiện trong cả thể chất và tinh thần của người sử dụng.
Cụ thể:
Theo một nghiên cứu của Trung tâm PSD, cho thấy, cần sa có khả năng gây nghiện (thói quen sử dụng thường xuyên và ngày càng sử dụng nhiều hơn). Sự giảm sút liều lượng hoặc dừng sử dụng của một người dùng cần sa hằng ngày có thể kéo theo những triệu chứng như đã nêu ở trên: Khó chịu, lo lắng, mất khoái cảm, đau đầu, không cảm thấy thoải mái, khó ngủ và thèm muốn tái sử dụng cần sa (trong khoảng thời gian từ 1 tới 6 tuần sau khi dừng sử dụng). Đây có thể được xem là hội chứng cai cần sa.
Lạm dụng cần sa sẽ gây ra rất nhiều tác hại cho xã hội, gia đình và chính bản thân người sử dụng. Cần sa gây tác động lên hệ thần kinh trung ương gây ra ảo giác rất nguy hiểm, người sử dụng sẽ không làm chủ được hành vi, từ đó dẫn đến các hành vi như chém giết người khác, tự chém bản thân hoặc tự tử. Do cần sa có tính kích thích mạnh nên khi sử dụng làm cho con người không có cảm giác đau đớn, rơi vào trạng thái mơ mộng ảo huyền nhưng khi hết tác dụng bản thân lại trở nên yếu ớt, mệt mỏi và suy nhược thần kinh, suy dinh dưỡng,…Cùng với đó, cần sa có tính gây nghiện rất cao, tính chất gây nghiện của cần sa cũng giống như heroin, người sử dụng càng ngày càng muốn tăng liều.
Trong cuốn “Marijuana and Medicine (1998), tác giả Christian Ratsch, có viết rằng cần sa ảnh hưởng không tốt đến trí nhớ: “Một trong những ảnh hưởng chính của cần sa với con người là gây nên sự rối loạn trí nhớ ngắn hạn. Tetrahydrocannabinol (THC) gây ra những tổn thương tạm thời cho não bộ”. Theo nghiên cứu, trong cần sa có chất tetrahydrocannabinol (THC) làm cho những hoạt động trong vùng hippocampus của não bị đình trệ, làm chậm sự hoạt động của ký ức. Khi khả năng lưu trữ ký ức bị chậm lại, não bộ sẽ lưu trữ thông tin đang được tiếp nhận ít hơn…
Cùng với đó THC làm cho hệ thống dopamine trong cơ thể người hoạt động mạnh, điều này tạo cho cơ thể cảm giác hưng phấn, bồn chồn… Sự hưng phấn này làm cho cơ thể người sử dụng xuất hiện những rối loạn về thời gian phản ứng, về sự phối hợp giữa các hoạt động cơ học và cảm xúc về thị giác. Những sự sai biến về khái niệm thời gian, trong thị giác (thấy những hình ảnh biến dạng kỳ lạ) và thính giác (nghe thấy những tiếng động bất thường) có thể xảy ra với người dùng cần sa.
Không chỉ khiến người dùng mất kiểm soát hành vi (do bị ảo giác sau khi dùng cần sa), hay rối loạn trí nhớ ngắn hạn, cần sa còn khiến người dùng suy giảm khả năng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp. Viện Dược liệu Việt Nam phân tích: “Tổng hợp từ nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học khẳng định rằng người hút cần sa mỗi ngày thường hay bị đau ở đâu đó trong người, bị ốm vặt. Cần sa làm tiêu hao T- cell (tế bào chính để chống nhiễm khuẩn), dẫn đến suy giảm tính miễn dịch. Khi sử dụng lâu dài, cần sa gây ra các hiệu ứng bất lợi lớn như tăng nguy cơ các bệnh về đường hô hấp liên quan đến hút thuốc, bao gồm ung thư, giảm khả năng học tập, làm việc.
Cũng như thuốc lá, cần sa ảnh hưởng tới phổi. Một vài nghiên cứu cho thấy trong cần sa có nhiều chất ung thư hơn thuốc lá tới 50-60%. Cùng với đó, cần sa không có đầu lọc, đồng thời người hút thường hít mạnh hơn, giữ khói lâu hơn trong phổi. Các phản ứng khó chịu do cần sa gây ra cho cuống phổi và phổi đã được ghi nhận khá đầy đủ ở những người hút cần sa.
Tuy hút cần sa ngắn hạn gây ra sự tăng độ giãn nở của phổi, giảm sự co thắt cuống phổi ở người bệnh suyễn nhưng hút cần sa lâu dài lại gây ra những rối loạn về chức năng phổi. Dùng cần sa thường xuyên có thể gây ra các bệnh nghẽn phổi như sơ tế bào gian bào phổi. Ngoài ra khi nghiên cứu về thành phần hóa học có trong cần sa, so sánh khói cần sa với khói thuốc, các nhà khoa học đã phát hiện thấy tỉ lệ ammoniac trong khói cần sa gấp 20 lần, trong khi đó tỉ lệ hydrogen cyanide, nitơ-ôxit và một số loại amin thơm nhất định cũng cao hơn khói thuốc lá 3-5 lần.
Như vậy, tác hại của cần sa được xác định theo nội dung trên.
Nguồn: https://tiengchuong.chinhphu.vn/can-sa-va-nhung-tac-hai-cua-can-sa-11322414.htm
Người trồng cần sa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Vì cần sa và các chế phẩm từ cần sa đều được xếp vào các chất ma túy nên đối chiếu với quy định tại Luật Phòng, chống ma túy 2021, mọi hành vi trồng cây cần sa hay hướng dẫn trồng cây cần sa đều sẽ là hành vi bị cấm.
Theo đó, căn cứ vào Điều 247 Bộ luật Hình sự 2015 một số quy định được bổ sung bởi điểm n khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định như sau:
Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Theo đó thì hành vi trồng cần sa nếu như đã được giáo dục 02 lần và tạo điều kiện ổn định cuộc sống hoặc bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về tội này nhưng chưa xóa án tính hoặc trồng từ 500 cây trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?