Sự khác biệt giữa công chứng, chứng thực và lập vi bằng? Hình thức nào có giá trị pháp lý cao nhất?
Công chứng, chứng thực, lập vi bằng là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 quy định về giải thích từ ngữ theo đó:
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ theo đó chúng ta có thể hiểu:
- Chứng thực bản sao từ bản chính: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
- Chứng thực chữ ký: cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
- Chứng thực hợp đồng, giao dịch: cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ theo đó:
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
Sự khác biệt giữa công chứng, chứng thực và lập vi bằng? Hình thức nào có giá trị pháp lý cao nhất? (Hình từ internet)
Phân biệt công chứng, chứng thực và lập vi bằng?
Công chứng, chứng thực và lập vi bằng khác nhau ở những điểm cơ bản được thể hiện thông qua bảng sau:
Công chứng, chứng thực và lập vi bằng, hình thức nào có giá trị pháp lý cao nhất?
Dựa vào những phân tích nêu trên, chúng ta có thể thấy văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Những văn bản đó có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. Vì vậy hình thức công chứng được xem là có giá trị pháp lý cao hơn so với chứng thực và lập vi bằng.
Đồng thời, tùy theo tính chất của từng trường hợp cụ thể, người yêu cầu có thể lựa chọn Công chứng, chứng thực hoặc lập vi bằng để đạt hiệu quả cao nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?