Sử dụng tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển mà không có văn bản chấp thuận bị xử phạt thế nào?
Sử dụng tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển mà không có văn bản chấp thuận bị xử phạt thế nào?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 21 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về vùng khai thác thủy sản
...
7. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển mà không có văn bản chấp thuận (trừ trường hợp bất khả kháng) theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;
d) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.
Như vậy, hành vi sử dụng tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển mà không có văn bản chấp thuận (trừ trường hợp bất khả kháng) theo các mức phạt sau:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;
- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, mức phạt đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương ướng gấp 02 lần mức phạt của cá nhân. (Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP).
Do đó, tổ chức có hành vi sử dụng tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển mà không có văn bản chấp thuận có thể bị phạt mức tiền lên tới 400.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm nêu trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau:
- Tịch thu thủy sản khai thác
- Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 06 tháng đến 12 tháng.
Sử dụng tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển mà không có văn bản chấp thuận bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)
Vùng khai thác thuỷ sản tại vùng biển Việt Nam được phân chia như thế nào?
Căn cứ Điều 42 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP quy định về phân vùng khai thác thuỷ sản như sau:
- Vùng ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển dọc theo bờ biển và tuyến bờ. Đối với các đảo, vùng ven bờ là vùng biển được giới hạn bởi ngấn nước thuỷ triều trung bình nhiều năm quanh bờ biển của đảo đến 06 hải lý;
- Vùng lộng được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng;
- Vùng khơi (vùng xa bờ) được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Lưu ý: Ủy ban nhân dân hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tiếp giáp nhau sẽ căn cứ vào đặc điểm cụ thể về địa lý của vùng biển ven bờ để hiệp thương xác định và công bố ranh giới vùng khai thác thủy sản ven bờ giữa hai tỉnh.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là bao lâu theo quy định từ 20/5/2024?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 02 năm.
Hiện hành, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản được quy định tại Điều 3 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là một năm; trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu tàu cá, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.
Như vậy, từ ngày 20/5/2024, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đối với tất cả hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đều lên đến 02 năm.
Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?