Sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản bị phạt thế nào theo quy định pháp luật từ ngày 20/5/2024?
Sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản bị phạt thế nào theo quy định từ ngày 20/5/2024?
Căn cứ tại Điều 29 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản như sau:
Vi phạm quy định về tàng trữ, sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản
1. Phạt tiền đối với hành vi tàng trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố trên tàu cá theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 15 mét;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.
2. Phạt tiền đối với hành vi tàng trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố trên tàu cá trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 15 mét;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, thực vật có độc tố, hóa chất khác để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
Bên cạnh đó, tại tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP có nội dung như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
...
Như vậy, hành vi sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm. Tổ chức khai thác thủy sản có hành vi vi phạm tương ứng có thể bị phạt lên đến 140.000.000 đồng.
Sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản bị phạt thế nào theo quy định phap luật từ ngày 20/5/2024? (Hình từInternet)
Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm thế nào?
Căn cứ tại khoản 4, 5 Điều 29 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về tàng trữ, sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố, hóa chất khác và thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Như vậy, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản như sau:
- Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng
Những đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản như sau:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP.
- Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 38/2024/NĐ-CP, bao gồm:
+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020 gồm:
++ Doanh nghiệp tư nhân
++ Công ty cổ phần
++ Công ty trách nhiệm hữu hạn
++ Công ty hợp danh
++ Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;
+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 gồm:
++ Hợp tác xã
++ Liên hiệp hợp tác xã,
- Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình, chủ tàu cá thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
Như vậy, các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?